>> Cày nick clone: Vấn nạn hay là thú vui khó bỏ khi chơi game online?
>> Tài trợ giải đấu game – Cơ hội vàng dành cho các doanh nghiệp
Trong 6 tháng cuối năm, thị trường game Việt chứng kiến sự bùng nổ của hàng loạt game mobile khi thể loại này gia tăng hết sức chóng mặt. Theo thống kê của chúng tôi, trong quý 3 có đến gần 40 sản phẩm ra mắt cộng đồng thì bước sang quý 4, con số này đã tăng lên gấp đôi.
Đi kèm với sản phẩm gMO là sự lụi tàn dần dần của thể loại webgame khi số lượng game mở cửa đang ngày càng ít dàn so với số lượng game đóng cửa. Và gần nhất trong tháng 1/2017 vừa qua, trong khi không có bất kỳ một webgame nào ra mắt thì đã có đến 6 webgame đã đóng cửa. Trong số đó không ít các webgame đã có chổ đứng từ gây tiếng vang trên thị trường đến từ đơn vị VNG như: Chiến Thần Tam Quốc, Bách Chiến Vô Song 3….
Về tổng thể bức tranh chung của thị trường game Việt, hiện tại game mobile đang chiếm tới hơn 80% về số lượng game đang phát hành. Khoảng 20% còn lại là dành cho thể loại webgame và client. Nếu so với thiều điểm cách đây khoảng 5-7 năm, khi webgame còn bá chủ thị trường với số lượng chiếm khoảng 80% thị trường thì chúng ta mới thấy rõ hơn cán cân thị phần nay đã lệch như thế nào.
Khi nói về nguyên nhân dẫn đến sự lụi tàn ngày hôm nay của thể loại webgame người ta bàn đến nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn chính là chất lượng nội tại sản phẩm. Thị trường webgame đã trở nên bão hòa một phần cũng do các webgame mới ra mắt không có sự khác biệt lớn về lối chơi và đồ họa. Đa số các webgame mới ra mắt đều có lối chơi và nền đồ họa na ná nhau, cũng như được hệ thống auto "hỗ trợ tận răng" từ việc tìm đường cho tới đánh quái. Người chơi đã quá chán những tựa game có lối chơi tương tự nhau và mong muốn tìm đến những “chân trời mới” với những tựa game hay.
Và có lẽ nguyên nhân cốt yếu dẫn đến làm “chết lâm sàn” thể loại webgame đó chính là việc sự thay đổi thói quen chơi game. Cùng với sự phát triển của công nghệ, sự bùng nổ của thiết bị smartphone đã thay đổi hoàn toàn thị trường game khi người chơi có xu hướng chuyển dịch từ việc chơi game từ PC lên mobile.
Và một nguyên nhân nữa được nhiều người nhắc đến đó chính là Google Chrome, trình duyệt phổ biến nhất Việt Nam, ngưng hỗ trợ Flash và các plugin bên ngoài như Unity Web Player vào cuối năm 2015 vì lí do bảo mật.
Thiết nghĩ, thị trường game Việt đang trong giai đoạn chuyển dịch như thế này là cơ hội rất tốt để NPH Việt tận dụng thời cơ, công nghệ để vươn lên bức phá. Trong số tới, chúng tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu thời cơ của các nhà phát triển game Việt trong bối cảnh sự chuyển dịch của người chơi lên các trang thiết bị mới, mời các game thủ đón đọc.
Viết bình luận