Những tác phẩm nổi bật ngoài "Doraemon" của mangaka Fujiko F. Fujio ít được nhắc đến, có lẽ bởi ảnh hưởng quá lớn của "Doraemon" đã làm lu mờ phần còn lại. Hãy cùng điểm qua những bộ truyện của mangaka đã đến thăm độc giả Việt Nam vào cuối đời nhé!
Trong 2 đồng tác giả "Doraemon" thì Fujiko F. Fujio có lẽ là người được độc giả Việt Nam dành nhiều tình cảm hơn. Ông đã đến thăm độc giả Việt Nam vào năm 1996 trên danh nghĩa là ký hợp đồng với NXB Kim Đồng nhưng lại từ chối nhận tiền bản quyền. Chỉ vài tháng sau chuyến đi, ông đã ra đi vì bệnh ung thư, để lại cuốn truyện dang dở "Nobita và cuộc phiêu lưu ở thành phố dây cót".
"Doraemon" đã đưa tên tuổi của Fujiko F. Fujio đi rất xa nhưng cũng phần nào khiến các tác phẩm khác của ông ít được nhắc đến. Tuy vậy, những cuốn truyện này vẫn ít nhiều tạo được tiếng vang ở thời điểm mới ra mắt mà chủ yếu là tại Nhật Bản.
MỤC LỤC [Hiện]
"Perman" xuất phát từ "Superman", bỏ đi chữ "Su". Tuy nhiên, do những vấn đề liên quan tới bản quyền nên thủ lĩnh nhóm Perman tên là "Superman" đã được thay tên là "Birdman" (phiên bản tiếng Việt là Người dơi). Bộ truyện được NXB Kim Đồng mua bản quyền và phát hành tại Việt Nam với tên là "Cậu bé siêu nhân". Trước đó, NXB Trẻ từng phát hành truyện với tên gọi "Siêu nhân Pacman".
Suwa Mitsuo là một học sinh tiểu học và là một trong những người được Birdman chọn để trở thành Perman. Birdman đã đưa cho cậu một chiếc mặt nạ giúp tăng sức mạnh lên 6.600 lần, một chiếc khăn choàng để giúp bay với vận tốc tối đa 119 km/h, một bộ đàm liên lạc đồng thời là một bình dưỡng khí và một con robot sao chép để thay mặt cậu mỗi khi làm nhiệm vụ Perman. Tuy nhiên, nếu làm lộ bí mật, Mitsuo sẽ bị biến thành động vật. Thế là cậu gặp được những Perman khác và lập thành một đội Perman để thực hiện trách nhiệm cao cả.
Truyện đã được chuyển thể thành phim hoạt hình trắng đen đầu tiên năm 1967. Năm 1983, những tập phim có màu được ra mắt và phát sóng từ 1983 - 1985 và 2003 - 2004 cùng với những tập phim "Doraemon".
"Mojacko" (phiên âm tiếng Nhật: Moja-kō) được viết với bút danh chung Fujiko Fujio và sau đó là bút danh riêng Fujiko F. Fujio. Truyện lần đầu tiên được đăng trên Tạp chí Weekly Bokura của Kodansha vào năm 1969 - 1970 với số 35 chương, cuối cùng được biên soạn thành 2 tập tankōbon. Bộ truyện đã được chuyển thể thành anime do Tetsuya Endo đạo diễn và OLM, Inc. sản xuất, công chiếu từ năm 1995 - 1997 với tổng cộng 74 tập.
Sorao là một học sinh bình thường nhưng cuộc sống của cậu rất khó khăn nhưng là đại diện duy nhất của CLB Khoa học Viễn tưởng của trường. Một ngày nọ, cậu nghe tin về những bóng ma ở một công trường xây dựng bỏ hoang nên đã cùng người bạn Miki quyết định điều tra. Và họ vô tình kết bạn với hai người ngoài hành tinh bị mắc kẹt trên Trái Đất sau khi con tàu của họ gặp nạn. Cuộc sống của cậu thay đổi từ đó với sứ mệnh giúp họ tìm đường về nhà là Hành tinh Moja.
"Kiteretsu Daihyakka" (tạm dịch: Kiteretsu Đại bách khoa) là manga khoa học viễn tưởng của Fujiko F Fujio, được in nhiều kỳ trong tạp chí thiếu nhi Kodomo no Hikari từ năm 1974 - 1977. Sau đó, bộ truyện tranh đã được chuyển thể thành 331 tập phim hoạt hình trên kênh truyền hình Fuji TV từ năm 1988 - 1996. NXB Kim Đồng đã mua bản quyền và phát hành tại Việt Nam với tên là "Cuốn từ điển kỳ bí". Anime chuyển thể đã được phát sóng trên kênh HTV2 với định dạng lồng tiếng Việt.
Kiteretsu là một cậu bé tiểu học rất say mê nghiên cứu, chế tạo máy móc. Một lần, qua câu chuyện của bố, cậu tìm được những cuốn từ điển toàn giấy trắng cùng kính thần thông mà cụ cố Kiteretsu để lại và nhận ra nếu đọc thông qua kính thần thông thì có thể thấy được nội dung trong đó - chính là những phát minh đầy thú vị. Và cậu đã chế tạo ra Korosuke để giúp đỡ mình trong công việc chế tạo.
"Siêu nhân Mami" được Fujiko F. Fujio sáng tác năm 1977 và được in nhiều kỳ trong tạp chí Shōnen Big Comic. Sau đó, câu chuyện được chuyển thể thành anime bởi đạo diễn Keiichi Hara, sản xuất bởi hãng phim Asatsu-DK, phát sóng từ năm 1987 - 1989 với 119 tập.
Sakura Mami là một học sinh lớp 7 bình thường nhưng đã nhận ra siêu năng lực tiềm ẩn trong con người mình với sự giúp đỡ của cậu bạn tốt bụng Takata. Nhờ Takata, những tiềm năng trong Mami dần được nảy nở. Và cô bé quyết định gánh trách nhiệm nặng nề của một siêu nhân và cứu giúp nhiều người.
"Pokonyan" (Chú mèo Poko) ra mắt năm 1978, đăng trên tạp chí CoroCoro Comic của NXB Shogakukan từ 1975 - 1978. Đến năm 1983, bộ truyện kỷ niệm 15 năm kể từ ngày ấn hành đầu tiên và được chuyển thể thành anime dài 170 tập. Ở Việt Nam, phim được biết với tên gọi "Chú mèo Rocky", còn trruyện được NXB Kim Đồng tái bản từ năm 2012 với tên gọi "Chú mèo Poko".
Trong một lần cùng gia đình đi cắm trại trong rừng, cô bé Miky đã phát hiện ra chú mèo Pokonyan (Rocky) và mang về nhà nuôi. Pokonyan không phải là một chú mèo bình thường mà là chú mèo máy có phép thuật. Nhờ phép thuật ấy, Pokonyan đã giúp đỡ mọi người và đặc biệt là giúp Miki đã có những chuyến phiêu lưu, khám phá thú vị, bất ngờ.
"Chinpui" được sáng tác từ năm 1985 - 1991, sau được chuyển thành anime chiếu năm 1989. Câu chuyện kể về một chú chuột đến từ hành tinh Maar để giúp một cô bé lười biếng và hậu đậu tên là Kasuga Eri. Tại Việt Nam, truyện còn có tên khác là "Chú Chuột Chinba".
Chinpui được đánh giá là một chú chuột khá giống với Doraemon ở nhiều điểm. Anime chuyển thể được Shin-Ei Animation sản xuất và phát sóng trên TV Asahi từ năm 1989 - 1991.
Ngoài một số tác phẩm tiêu biểu nêu trên, Fujiko F Fujio còn để lại nhiều tác phẩm thú vị khác như "21-emon" (Hiệp sĩ thế kỉ 21), "Ume-boshi Denka", "Time-Patrol Bon" (Phi thuyền thời gian), "Bakeru-kun" (Nhóc Bakeru)...
Theo Wikipedia
"Doukyuusei no Maccho-kun" - manga dành cho hội chị em thích "nhiều múi" Khi nhắc đến những bộ manga hài hước mà có tạo hình nhân vật độc đáo, kỳ quặc hàng đầu thì chắc hẳn phải kể đến "Doukyuusei no Maccho-kun" (tạm dịch: Người bạn cùng lớp) của tác giả Kobori Makoto. Cốt truyện xoay quanh Bakuryusai Yuu, một học sinh cấp 3 năm nhất sở hữu cơ bắp khổng lồ khiến những ai đọc cuốn truyện... Xem thêm tại đây! |
>> Fan Doraemon ôn lại ký ức mangaka Fujiko F. Fujio sang thăm Việt Nam
Viết bình luận