"Gantz" của Hiroya Oku hay "One Piece" của Oda Eiichiro đang là những manga tiếp theo được các nhà làm phim Hollywood đưa lên màn ảnh gây tranh cãi. Hãy cùng nhìn lại loạt manga được chuyển thể thành phim Hollywood nhưng bị chê te tua những năm gần đây.
MỤC LỤC [Hiện]
Phim lựa chọn dàn diễn viên đầy tranh cãi với kịch bản được nhận xét là... khô khốc, không đáp ứng được chất lượng của một sản phẩm chuyển thể. "Ghost in the Shell" năm 2017 chỉ được đánh giá là... đỡ tồi tệ hơn nhờ những cảnh quay tuyệt vời từ CGI cùng thiết kế phục trang tốt.
"Ghost in the Shell" (2017) chuyển thể từ bộ manga "Koukaku Kidoutai" của Masamune Shirow, phát hành trên tạp chí seinen manga Young Magazine Kaizokuban của Kodansha từ năm 1989 - 1991. Truyện đã bán được hơn 100.000 bản từ lần in đầu tiên ở Nhật Bản, được nhà phân phối truyện tranh Diamond đã xếp là manga thứ 7 trong danh sách Manga có thành tích tốt nhất năm 2005. Tác phẩm cũng được xếp hạng thứ 10 trong danh sách Manga bán chạy nhất của The New York Times năm 2012.
Vai Ryuk rất thuyết phục và nhạc phim khá cuốn hút nhưng đó được coi là toàn bộ những gì có thể khen ngợi về phim chuyển thể này. Bộ phim “tóm” tất cả mọi thứ từng làm cho tác phẩm anime "Death Note" trở nên kinh điển vào một nơi mà không ít fan manga/anime gọi là "thùng rác". Từ một kiệt tác trinh thám ly kỳ, gay cấn, phim chuyển thể bỗng biến siêu phẩm thành một mớ hỗn độn ngây ngô, ngốc nghếch của những cô cậu tuổi teen khiến fan chê te tua.
"Death Note" (Desu Nouto) vốn là bộ manga của Ohba Tsugumi và Obata Takeshi, phát hành trên tạp chí manga Weekly Shounen Jump của Shueisha từ năm 2003 - 2006. Tính cho đến tháng 5/2006, "Death Note" là manga bán chạy thứ 6 trong lịch sử của hãng Shueisha với hơn 15 triệu bản được bán ra riêng tại Nhật Bản. Toàn bộ 108 chương được tập hợp trong 12 tập (tankoubon) và một tập thứ 13 (giải thích các chi tiết và nhân vật trong manga) đã rất nổi tiếng ở Nhật Bản và được phát hành ở nhiều nước như Hoa Kỳ, Pháp, Trung Quốc, Đức...
Cốt truyện của phim đã được lấy trực tiếp từ manga và chuyển thành live-action 2 lần. Phiên bản Hàn Quốc năm 2003 là một tác phẩm kinh điển với những lời khen ngợi không ngớt từ cả khán giả lẫn giới chuyên môn, nhưng phiên bản Hollywood ra đời trễ hơn tận 10 năm thì thất bại thảm hại tại các phòng vé kèm những lời chê trách không thương tiếc.
"Old Boy" (Ourudo Boui) là bộ manga của Garon Tsuchiya và Nobuaki Minegishi, phát hành trên tạp chí Futabasha Weekly Manga Action từ năm 1996 - 1998. Năm 2007, bộ truyện đã giành được giải thưởng Eisner ở hạng mục "Ấn bản quốc tế hay nhất từ Nhật Bản".
Lựa chọn diễn viên được cho là sai lầm, đạo diễn cũng bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ..., Dragon Ball Evolution (2009) bị các nhà phê bình không tiếc lời chỉ trích thậm tệ. Tuy nhiên, nó lại giành được điểm số 14% trên Rotten Tomatoes nên còn bị coi là một thứ "gây chướng mắt" của nền điện ảnh.
Phim chuyển thể từ nội dung cốt truyện "Dragon Ball" (Doragon Bouru) của Toriyama Akira, xuất bản trên tạp chí Weekly Shounen Jump từ năm 1984 - 1995. Tác phẩm vốn nổi tiếng và phổ biến rộng rãi bậc nhất trên toàn thế giới, là một trong những bộ manga được tiêu thụ nhiều nhất mọi thời đại.
Theo Gamespot, Wikipedia
Ngừng phát hành hơn 10 lần, manga "Hunter X Hunter" vẫn cán mốc 79 triệu bản in Nếu các bộ shounen manga đình đám thế hệ mới đạt số lượng bản in kỷ lục lên đến hàng triệu bản nhờ sức nóng của anime chuyển thể, các sản phẩm ăn theo hay sức mạnh của truyền thông thì "Hunter X Hunter" của Togashi Yoshihiro đi lên bằng thực lực, là một sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân và có sức sống bền bỉ suốt 23 năm... Xem thêm tại đây! |
>> Ono Eriko - Phụ tá vẽ manga bình thường trở thành tác giả truyện "Nhóc Miko" nổi tiếng
Viết bình luận