Sự nghiệp của Hong Eun Young không suôn sẻ khi phải tranh chấp với công ty phát hành series "Thần thoại Hy Lạp" để đời của mình khiến tác phẩm bị dở dang.
Hong Eun Young là một trong những họa sĩ vẽ truyện tranh nổi tiếng ở Hàn Quốc vào cuối thập niên 1990, được nhiều người đánh giá cao về kỹ thuật phối màu. Thời sinh viên, bà là trợ lý cho họa sĩ Kim Hye Rin, tác giả của series "Phi Thiên Vũ".
Chân dung nữ họa sĩ và tác phẩm để đời "Thần thoại Hy Lạp".
Vì niềm đam mê cống hiến cho nghệ thuật, bà đã xin thôi học ở trường Đại học Kosin để theo đuổi sự nghiệp, nâng cao tay nghề và ra mắt truyện đầu tay "Silver Earth", tác phẩm hợp tác cùng họa sĩ Cho Young Ki, người chồng tương lai của Hong Eun Young. Sau đó, nhóm của Hong Eun Young có ý tưởng vẽ series "Thần thoại Hy Lạp" dựa trên những tư liệu bà đã sưu tầm, trong đó có cuốn "Bulfinch's Mythology" của tác giả Thomas Bulfinch và họ đã tìm một đơn vị xuất bản nhỏ tên Ghana hỗ trợ, đầu tư cho dự án.
Nhờ trí tưởng tượng phong phú, lời dẫn chuyện mộc mạc, bộ truyện tranh này đã nhanh chóng gây bão ở thị trường sách, thậm chí đánh bại nhiều tác phẩm văn học quốc tế đình đám khác ở thời điểm đó. Từ thành công này, các họa sĩ trẻ coi Hong Eun Young là thần tượng bởi phong cách vẽ tranh độc đáo phóng khoáng, nhân vật mang đậm nét phương Tây vạm vỡ, đẹp tựa như tranh sơn dầu cổ điển. Các nữ thần trong truyện có mái tóc xoăn bồng bềnh và đôi mắt biết nói, tựa như những nữ minh tinh xinh đẹp ở Hollywood.
Có thể nói Hong Eun Young là một họa sĩ có tầm nhìn vượt xa, sử dụng màu sắc tinh tế, khắc họa biểu cảm nhân vật đa dạng, sống động... Nhưng cho dù làm việc bằng cả cái tâm và luôn nghiên cứu kỹ càng thì sự nghiệp của bà vẫn không diễn ra suôn sẻ khi Hong Eun Young xảy ra tranh chấp, kiện tụng với công ty Ghana. Công ty này đã cố tình che giấu số bản in thật của series "Thần thoại Hy Lạp" để ép buộc họa sĩ làm việc với giá thành rẻ mạt.
"Cái kim trong bọc cũng có ngày lòi ra”, họ phải đền bù một khoản tiền cho nữ họa sĩ trước phán quyết của tòa án nhưng vẫn chơi xấu bà bằng cách thuê người khác vẽ nhái lại series "Thần thoại Hy Lạp". Còn nữ họa sĩ thì không may mắc bạo bệnh, phải nghỉ một thời gian và không thể giành lại đứa con tinh thần.
Có một giai đoạn bà xuất bản phiên bản mới hoàn toàn của "Thần thoại Hy Lạp", ra được 7 quyển với hình thức đẹp mắt, đính kèm nhiều thông tin hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, bà không thể theo đến cùng để hoàn thành tác phẩm, thậm chí ngừng đã sử dụng trang cá nhân từ năm 2013.
Vụ việc của Hong Eun-Young có điểm tương đồng với một vụ tranh chấp bản quyền của Hiểu Thần Thú - một họa sĩ trẻ ở Trung Quốc. Vì quyền lực của đơn vị xuất bản quá lớn nên tác giả này phải từ bỏ tác phẩm đầu tay, không được phép sử dụng phần thiết kế dàn nhân vật cũ do chính mình vẽ ra.
Bản remake của công ty Ghana đã xuất bản trọn bộ, tiêu thụ rất mạnh ở Hàn Quốc lẫn Việt Nam. Còn bản cũ của tác giả ít người biết đến, bị đẩy giá do số lượng bản in ít. Nhiều người Hàn Quốc hâm mộ nữ họa sĩ vẫn săn lùng tác phẩm của bà và khuyến cáo fan nên cẩn thận khi mua hàng trên mạng.
Nguồn: Từ Lãng (group Maybe You Can't Stop Reading It)
Loạt manga vẫn "ăn nên làm ra" trong đại dịch Năm 2021 vừa khép lại, thị trường tiêu thụ manga ở Nhật Bản đã gặt hái nhiều thành công lớn như series "Chú thuật hồi chiến" (Jujutsu Kaisen) đã chạm mốc 50 triệu bản in, trở thành một trong những bộ manga bán chạy nhất. Bên cạnh đó, có vài "gương mặt" mới đã gia nhập CLB manga triệu bản in như Drifting Dragons... Xem thêm tại đây! |
>> 7 bộ manga fan Việt mong chờ được phát hành tại Việt Nam nhất
Viết bình luận