Manga đã giúp điện ảnh và truyền hình Nhật Bản có những bộ phim xuất sắc và vươn tầm quốc tế. 10 bộ phim chuyển thể từ truyện tranh manga sau đây được đánh giá là hay nhất mọi thời đại.
MỤC LỤC [Hiện]
Đây là bộ truyện tranh nổi tiếng dành cho nam giới của Nobuhiro Watsuki, lấy bối cảnh thời Minh Trị Duy Tân, kể về Kenshin - chàng lãng khách với bộ mặt hiền từ ở võ đường Kamiya của tiểu thư Kaoru. Thân thiết với Kenshin, Kaoru dần phát hiện ra quá khứ nghiệt ngã của anh hồi còn làm một nghĩa sĩ duy tân. Cùng với đó, các thể lực nhỏ lẻ nhen nhóm chống đối chính quyền mới buộc chàng nghĩa sĩ phải tái xuất.
Rurouni Kenshin trở thành kinh điển bởi nét vẽ trau chuốt đến cả những chiêu thức kiếm thuật và võ thuật sống động. Bộ phim chuyển thể năm 2014 của đạo diễn Keishi Ōtomo cũng đã làm quá tốt điều này, mang đến một bầu không khí sinh động trong giai đoạn nước Nhật loạn lạc. Nam chính Takeru Satoh cực kỳ xuất sắc khi trong vai Kenshin, góp phần mang về cho phần đầu doanh thu hơn 60 triệu USD (lãi khoảng 40 triệu USD), thúc đẩy các nhà sản xuất thực hiện phần tiếp năm 2016.
Chuyển thể từ manga nổi tiếng cho phái nữ của Hisaya Nakajo, "Hanazakari no Kimitachi e" (viết tắt là "Hana Kimi") xoay quanh Ashiya Mizuki - cô gái Nhật Bản sống ở Mỹ vì hâm mộ siêu sao nhảy cao Sano Izumi đã trở về nước và cải trang thành nam giới và theo học tại trường nam sinh để tiếp cận Sano. Tuy nhiên, cuộc sống tại trường nam sinh khiến cô gặp vô vàn rắc rối khó quên và dần lộ thân phận của mình.
Phim ra mắt đã hơn một thập kỷ nhưng vẫn xứng đáng trở thành chuẩn mực cho dòng phim chuyển thể từ manga với lối khai thác tình huống hài tự nhiên, gần gũi. Rất nhiều quốc gia đã làm lại "Hana Kimi", trong đó có Đài Loan, Hàn Quốc nhưng vẫn không thể sánh bằng bộ ba huyền thoại Horikita Maki, Oguri Shun, Sano Izumi.
Tác phẩm có tựa Việt là "Con nhà giàu", được chuyển thể không biết bao nhiêu lần qua các phiên bản Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc... nhưng phiên bản đúng với tinh thần nguyên tác truyện tranh nhất vẫn là của Nhật Bản vào năm 2005. Câu chuyện về cô nàng nhà nghèo vượt khó Tsukushi vượt qua mặc cảm địa vị để đến với chàng thiếu gia tài phiệt Tsukasa dưới bàn tay của các đạo diễn Nhật Bản trở nên cuốn hút, gọn gàng đến khó tin và không hề có một phút giây thừa thãi - điểm trừ mà nhiều phiên bản khác mắc phải, đặc biệt là phiên bản Hàn Quốc với tựa "Boys over flowers" (Vườn sao băng).
Truyện của Tsugumi Ohba và Takeshi Obata đã bán được hàng triệu bản khi phát hành lần đầu năm 2003 và luôn nằm trong top các truyện tranh ăn khách nhất mọi thời đại. "Death Note" từng được Netflix chuyển thể thành phim nhưng sẽ không bao giờ có thể bằng phiên bản kinh điển năm 2006 do Tatsuya Fujiwara và Kenichi Matsuyama thủ vai chính.
"Death Note" nói về Light Yagami - thiếu niên có bộ óc thiên tài tình cờ sở hữu cuốn sổ "Nam Tào". Đối đầu với Light là L - thám tử lập dị thông minh, luôn khiến tội ác của Light có thể bị phanh phui bất cứ lúc nào. Nội dung truyện hết sức phức tạp nhưng được xử lý thông minh nhất trong phiên bản phim năm 2006 bằng cách lựa chọn những chất liệu tốt nhất và tối giản hóa một cách hiệu quả.
Đây là bộ manga Nhật Bản được sáng tác và minh họa bởi Naoki Urasawa, xuất bản chính thức từ năm 1999 - 2006, sở hữu lượng fan đông đảo lên đến hàng triệu người trên thế giới với cốt truyện phức tạp, cực kỳ lôi cuốn. Truyện xoay quanh anh chàng Kenji và nhóm bạn từ thời thơ ấu của mình cứ dần bị cuốn vào một âm mưu mơ hồ nào đó và nỗi sợ hãi về một tai ương mà cả thế giới sẽ phải hứng chịu bởi một nhân vật tự xưng là "bạn" thơ ấu của Kenji.
Yukihiko Tsutsumi đã phải mất tới 3 phần phim để mang thế giới đồ sộ, đầy những rối ren ấy lên màn ảnh. Tựa phim chuyển thể đã truyền tải được những tinh hoa từ truyện tranh, nhất là yếu tố hồi tưởng đan xen lẫn lộn với thực tại, đem đến cho người xem một hành trình giải đáp hóc búa mà vô cùng thú vị.
Truyện được sáng tác bởi Hiroshi Sakurazaka với minh họa nổi tiếng của Obata Takeshi - tác giả của manga huyền thoại "Death Note". Truyện nói về Kiriya Keiji - chàng lính trẻ sống giữa một tương lai con người phải chống lại một thế lực ngoài hành tinh. Kiriya Keiji vô tình sở hữu năng lực đặc biệt có thể trở về một thời điểm duy nhất trong quá khứ và hồi sinh.
Hollywood kết hợp manga luôn là công thức đem lại thất bại không ít lần nhưng nhờ bàn tay tài tình của Doug Liman và sự xuất sắc của nam tài tử Tom Cruise, phim chuyển thể "Edge of tomorrow" đã đem lại một làn gió mới xuất sắc đến không tưởng cho dòng phim giả tưởng Mỹ và phim nhận về một lượng yêu cầu không nhỏ cho phần 2.
Đây là manga đấu trí, sáng tác bởi Shinobu Kaitani. Truyện theo chân cô nàng ngờ nghệch Nao Kanzaki và tay lừa đảo Shinichi Akiyama và tham gia một trò chơi hư cấu có tên là Liar Game. Những kẻ trong trò chơi này thường tìm đủ mọi cách khó tin để lừa nhau, ai thất bại sẽ phải chịu một khoản nợ khổng lồ.
Nhật Bản gần như luôn khiến các phim chuyển thể từ manga trở nên xuất sắc nhờ vào các đạo diễn, biên kịch luôn tôn trọng tin thần nguyên tác gốc. Không khí căng thẳng, cảm giác bất an không biết ai bạn, ai thù trong các trò chơi của Liar Game ở loạt phim với 2 ngôi sao Erika Toda và Shota Matsuda thủ vai chính đã tạo nên sự kịch tính không thua gì manga.
Truyện được vẽ bởi Masayuki Taguch, dựa trên cốt truyện của Koushun Takami - từng gây sốc cho hàng triệu độc giả khi lần đầu tiên trình làng năm 2000. Nhân vật chính của truyện là Shuya Nanahara - học sinh cấp 3 bị vướng vào một cuộc thanh trừng mà kẻ thù của cậu không ai khác chính là những người bạn cùng lớp.
"Battle Royale" rất dễ làm người ta liên tưởng tới serie phim nổi tiếng của Hollywood "Hunger game" nhưng thực chất, Nhật Bản đã có 2 phần phim chuyển thể vô cùng thành công từ 2 thập kỷ trước. Phim từng lọt Top 250 phim hay nhất mọi thời đại của IMDB.
Truyện có tên Việt là "Ông bác siêu nhân", là bộ truyện được sáng tác bởi Oku Hiroya - tác giả của manga nổi tiếng thế giới "Gantz", kể về một ông lão tên Ichihiro, bước qua tuổi 58 và là gánh nặng của gia đình. Cuộc đời của Inu Yashiki thay đổi khi cơ thể ông nhận được năng lực đặc biệt, trở thành một cỗ máy chiến đấu tối tân.
Nếu bản anime năm 2017 nhận được nhiều sự khen ngợi vì nội dung bám chắc nguyên tác và phần âm nhạc “nâng tầm” tác phẩm thì phiên bản người thật tham gia diễn xuất cũng nhận được phản hồi tích cực vì sự đầu tư nghiêm túc về phần tạo hình, diễn xuất và kỹ xảo cùng sự khắc họa đời sống nội tâm người Nhật gần gũi, phong phú.
Xuất bản năm 1996 với cốt truyện của Garon Tsuchiya và nét vẽ của Nobuaki Minegishi với mở đầu khiến người đọc cảm thấy kỳ lạ khi một người đàn ông bị bắt cóc và giam giữ 10 năm không có lý do. Bỗng một ngày ông ta được thả ra và lên đường tìm kẻ đã hãm hại mình.
Phim chuyển thể của Park Chan Wook năm 2003 quá thành công nên hầu như ai cũng sẽ quên mất nguyên tác gốc. Tuy kha khá người đã biết cái kết từ manga nhưng vẫn không khỏi bất ngờ và ám ảnh bởi sự đổi mới tài tình của một trong tứ trụ điện ảnh Hàn.
Theo Thế giới Điện ảnh
25 trường hợp "hết đỡ" khi bạn là người sửa chữa máy tính - mạng Những "người hùng" hỗ trợ công nghệ hay nhân viên sửa chữa luôn ở đó vì những khách hàng tuyệt vọng của họ, giải quyết những điều tồi tệ nhất và đón nhận những thất bại trớ trêu nhất. Khi máy tính bị lỗi, bộ vi xử lý và màn hình bị hỏng... nhưng chúng ta vẫn tìm thấy ánh sáng cuối đường hầm. Bởi vì ngày mai là một ngày mới... Xem thêm tại đây! |
>> Top 10 phim anime hài hước, vui nhộn và được nhiều người biết đến
Viết bình luận