Tản mạn DOTA 2 Trung Quốc: "Thế bây giờ các ông chơi hay nghỉ đây"?

Kat 17/03/2016 11:00

(Game8) - Nếu bạn là một Fanboy của Doto Chino thì bạn cũng phải thừa nhận với tôi rằng, Doto Chino đang ở điểm đáy phong độ, cực kì tệ hại trong thời gian này. Cùng Game8 phân tích một vài nguyên nhân nhé

 

Ngày 3/3 có lẽ là ngày đen tối nhất trong lịch sử DOTA 2 Trung Quốc khi không có một team DOTA 2 nào của họ lọt được vào top 8 tại giải đấu chính thức được Valve bảo trợ. Một cú shock cực mạnh với các fan. Từ vị thế những người chủ nhà, đáng nhẽ sẽ là 1 lợi thế cực lớn, thì bỗng chốc họ trở thành kẻ đứng ngoài, nhìn các team khác thi đấu. Một câu hỏi được đặt ra: Cái gì đã kéo DOTA 2 Trung Quốc từ một người khổng lồ lâu đời trở thành một kẻ dễ dàng bị đánh bại đến như vậy? Bài viết sau giải thích giúp bạn phần nào câu hỏi đó

 

1. Sự chậm chạp là tác dụng phụ không mong muốn từ "lối chơi nuôi rùa"

"Fan hâm mộ của OldChiken"

 

Nhìn từ một khía cạnh chuyên môn, thất bại chóng vánh của các team DOTA 2 TQ đến từ 2 yếu tố: heroes pool nhỏ và chậm thích nghi. Họ đã phải tung ra những lượt ban mang tính tình thế dù hero đó không xuất hiện quá nhiều như Enigma của Puppey - một hero trước Major không ai nghĩ sẽ nguy hiểm đến vậy.

 

Quay trở lại TI5, CDEC - con ngựa ô của giải cũng gặp một tình huống tương tự khi phải ban Techies của Aui_2000 chỉ vì một lí do đơn giản - họ chưa bao giờ đối đầu với nó trong môi trường chuyên nghiệp.

"Kaboooom!!!!" 

 

Những lượt ban pick của DOTA 2 Trung Hoa thiếu đi sự tinh quái từ rất lâu rồi. Từ TI3, kể cả khi [A] nâng cao Aegis với sự đóng góp không nhỏ của IO thì mãi đến khi TI3 kết thúc một thời gian dài, người Trung Quốc mới nhận ra sự nguy hiểm của nó. Tương tự với patch 6.86, sự nổi lên của OD, người Trung Quốc vẫn không thể thích nghi kịp thời (trừ EHOME - họ chơi xoay quanh Old eleven, một player có hero pool nhỏ nhưng cực kì nhuần nhuyễn).

 

Meta của họ luôn đi sau người phương tây "1 kì TI", những cái pick của họ luôn lạc hậu, điển hình như Morph, một hero trừ những team Trung Quốc pick thì rất hiếm xuất hiện. Ngoài ra còn có style Enchantress với Dragon Lance, gậy xanh "carry", trừ ChuaN "béo" thì không có một player nào bắt kịp. Các team phương Tây có những lợi thế cực lớn nhờ những OD, Enchantress, Beast Master còn Trung Quốc vẫn cứ loay hoay với meta cũ, không biết làm như thế nào để đối phó với những "hiện tượng" này. Kể cả khi pick được, họ chuyển thành bối rối vì không biết chơi sao cho hợp với meta và chiến thuật

 

2. Stream - dễ thở và giàu hơn:

Stream đã phát triển khắp trên thế giới với một tốc độ chóng mặt, ở phần lớn các nước trên thế giới, Twitch là "ông trùm" phủ kín tất cả các game, độc quyền các giải đấu, là nơi để các Player chuyên nghiệp hay tay mơ phát game mình đang chơi cho toàn thế giới cùng xem. 

"Kiếm tiền từ stream quá dễ dàng, tại sao phải try hard đánh giải làm gì nữa?"

 

Twitch hoạt động theo mô hình Player hay streammer phát game của họ, người xem có thể "ủng hộ" trực tiếp bằng tiền và được một đặc quyền gì đó: được player nêu tên, gửi một lời chúc đến họ hay được yêu cầu phát một bản nhạc yêu thích. Pro-player coi đó là một khoản "thêm" cho thu nhập của họ, giữa họ và Twitch không có nhiều rằng buộc, họ có thể stream, có thể nghỉ tùy ý

 

Ở Trung Quốc, Twitch bị chặn bởi chính phủ. Các ông trùm của Trung Quốc trong ngành Stream bao gồm: DouyuTV, ZhanqiTV và HuomaoTV, những website này cũng "bao thầu" một loạt các game nổi tiếng. Các Pro-player khi stream trên các website này, ngoài việc được nhận tiền từ các fan hâm mộ đang xem, có thể được kí hợp đồng trực tiếp, nghĩa là một mối ràng buộc chặt chẽ hơn và họ được chính website trả tiền chỉ đề ngồi chơi game. Như YaphetS - một trong những best Shadow Fiend tiết lộ - anh được nhận một khoản tiền khoảng 7 con số cho việc stream từ các website này, còn Sylar thì nhận lương Stream khoảng 122,000 USD một năm (chưa tính tiền ủng hộ từ fan xem anh stream). Tính ra thì công việc này rõ ràng nhàn hạ hơn việc bạn Join một team nào đó để try hard đánh giải (có thể vì vậy mà YaphetS từ chối cumback đấu trường chuyên nghiệp chăng?)

"Từ khi bắt đầu Stream, YYF đã kiếm được khoảng 48,000 USD từ người hâm mộ"

 

Như vậy là với các pro-player Trung Quốc, thay vì vắt óc suy nghĩ về meta, về đối thủ, tranh giành nhau giải một cách mệt mỏi, họ có thể chỉ ở nhà stream hàng ngày với đồng lương không hề bạc

 

Các pro-player dần có ít thời gian để xem replay, theo dõi các đối thủ của mình, về meta, họ chọn Stream như một cách bảo vệ bản thân, kể cả khi nghỉ hưu, họ có sẵn một cứu cánh chính là kênh Stream để kiếm thêm thu nhập

 

Fan hâm mộ có thể hỏi (hoặc bao biện): Nhưng nếu stream, nghĩa là họ vẫn chơi DOTA 2, nghĩa là họ vẫn có thể học hỏi từ Meta mới trong những trận rank? Đúng nhưng chỉ một nửa, không ít các player đã áp dụng các chiêu trò câu kéo viewer, điển hình là đưa các hot girl lên sóng, trò chuyện hay chơi các game đang hot. Nếu đã stream, chơi game vì tiền thì sao họ toàn tâm toàn ý để học hỏi, để ý đến meta game đang thay đổi hàng ngày được?

 

3. Những người chủ sở hữu hay nhà tài trợ:

Đây là một yếu tố quá khắc nghiệt nếu pro-player dính với nghiệp thi đấu, họ phải chịu các áp lực không nhỏ, các bàn tay và thế lực ngầm thâu tóm. Trung Quốc là một nước đông dân, họ không thiếu những player trẻ tuổi, với MMR cao ngất ngưởng đủ sức làm cho nhiều Pro-Player phải xấu hổ. Nhưng tiếc thay vì tiền và danh tiếng, những nhà tài trợ và chủ sở hữu của Trung Quốc không quan tâm đến việc phát triển những tài năng này, họ dính với những player lâu đời có danh tiếng để thu hút người hâm mộ.

 

Sau TI5, khi chú ngựa ô CDEC vào chung kết với những gương mặt "lạ hoắc" thì mọi thứ có thay đổi chút ít, các player mới bắt đầu được săn đón. Một loạt các NewBee.Y, IG.Vitality xuất hiện nhưng thế là chưa đủ, các player này không được người xem chú ý và ít cơ hội được cọ sát.

 

Thậm chí, những chủ sở hữu của các team Trung Quốc còn bóc lột hết mức những player của mình. Ở TI5, thay vì bàn chiến thuật, nghỉ ngơi, thì Hao và Mu đã ngồi lì 12 tiếng và chơi một vài custom map do công ty chủ sở hữu NewBee phát triển

"Quá tệ cho China !" 

 

4. Còn gì cho Doto Chino?

Như đã đề cập trong nhiều bài viết trước của Game8, kết thúc Major Shanghai, người Trung Quốc "bắt đầu" có những thay đổi tích cực. Các team bắt đầu rục rịch vận động chuyển mình trở lại sau giấc ngủ dài. Một số player gạo cội chịu xuống các team trẻ để dẫn dắt đàn em. Một loạt cái tên mới được nhắc đến cùng sự chăm chỉ luyện tập. Cả thế giới lại một lần đặt niềm tin vào các gosu Trung Quốc, với hi vọng họ sẽ chứng tỏ bản lĩnh của mình ở các giải đấu lớn sắp tới, và thậm chí là WCA 2016 ngay tại sân nhà. Chúng ta hãy cùng chờ xem!

Bet thủ tin mày, Value tin mày, Valve tin mày. Thức tỉnh đi!

 

Tiếp tục theo dõi Game8 để cập nhật những tin tức nóng hổi về DOTA 2 nhé!

Viết bình luận