Đề thi Văn 10 trang, 23 câu của Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2021 có lẽ gây "chằm Zn" cho không ít người nhưng vẫn có netizen vẫn tuyên bố "chưa ăn thua"!
Mới đây, cộng đồng một diễn đàn MXH xôn xao trước một bài đăng giới thiệu đề thi đại học môn Ngữ văn của Bắc Kinh (Trung Quốc) năm 2021. Đề thi gồm 10 trang, 23 câu, tổng 150 điểm với thời gian làm bài chỉ 150 phút.
Đề thi chia làm 5 phần. Trong số 23 câu thì 6 câu đầu là trắc nghiệm, trong đó câu trắc nghiệm 1 và 2 có thể dựa vào thông tin trong tài liệu, yêu cầu của đề là “câu nào dưới đây là câu sai” nên thí sinh cần đọc kỹ tài liệu và đáp án cho trước để trả lời. Câu hỏi trắc nghiệm 3 và 4 dựa vào thông tin có trong tài liệu 2. Yêu cầu như câu 1 và 2.
Cả 3 câu 6, 7, 8 cũng đều là trắc nghiệm nhưng vì tài liệu cho là văn ngôn nên khó hơn phần I. Câu 6 yêu cầu chọn câu có phần giải thích nghĩa của từ sai. (3 điểm). Câu 7 yêu cầu chọn nhóm câu mà ý nghĩa và cách dùng của từ có dấu chấm bên dưới giống nhau (3 điểm). Câu 8 yêu cầu chọn câu có phần giải thích văn ngôn sai (3 điểm).
Câu 9 yêu cầu dựa theo bài, chọn câu có cách giải thích và suy luận sai (3 điểm). Nội dung Câu 10: "Đoạn văn đầu tiên của bài đã thể hiện tư tưởng “tương phản tương thành”, có nghĩa là giữa các sự vật đối lập nhau cũng có khía cạnh phụ thuộc, thúc đẩy lẫn nhau. Hãy kết hợp các câu có liên quan trong đoạn trên, dùng lời văn của anh/chị để bàn về việc tác giả đã làm sáng tỏ tư tưởng này ra sao" (6 điểm).
Câu 11: "Tại sao Khổng Tử lại gắn liền việc học với tu dưỡng đạo đức? Hãy chọn 2 điều trong “6 đức tính tốt, 6 điều che lấp” và giải thích thêm bằng lời văn của anh/chị" (6 điểm). Câu 13 yêu cầu chọn câu có cách hiểu và phân tích đánh giá về bài thơ đúng (3 điểm). Câu 14 hỏi thơ thời Tống mạnh về lý, bài thơ trên của Tô Thức cũng có đặc điểm này. Hãy phân tích xem bốn câu thơ cuối bài đang nhắc đến đạo lý nào? (6 điểm). Câu 15 yêu cầu điền câu gốc của tác phẩm vào phần gạch ngang (8 điểm).
Câu 17 yêu cầu chọn câu có phần giải thích nghĩa của từ sai. (3 điểm). Câu 18 yêu cầu chọn câu có cách hiểu và phân tích đánh giá về tác phẩm sai (3 điểm). Câu 19 hỏi tác giả đã viết về quá trình dần dần tìm hiểu sâu về âm nhạc của mình. Dựa vào nội dung của bài, anh/chị hãy phân tích ngắn gọn quá trình này (6 điểm). Câu 20 yêu cầu dựa vào nội dung của bài, anh/chị hãy cho biết nhan đề “Hơi thở của tâm hồn” có ý nghĩa gì? (6 điểm).
Phần V có vẻ khó nhất với 3 câu, tổng 65 điểm. Câu 21 yêu cầu vận dụng ngôn ngữ cơ bản, chia làm 2 phần. Câu 22 là phần Làm văn (10 điểm), cho thí sinh chọn một trong 3 đề trả lời theo yêu cầu. Câu 23 cũng là phần Làm văn (50 điểm) cho thí sinh chọn một trong 2 đề dưới trả lời theo yêu cầu, yêu cầu không viết ít hơn 700 chữ.
Đề thi Văn khủng này đã gây ngỡ ngàng cho không ít cư dân mạng với những bình luận sửng sốt: "Quả đề đỉnh của chóp. Hay thì hay thật nhưng mà khó để căn thời gian lắm luôn í, 150 phút qua cái vèo"; "Điểm tối đa thi ĐH bên Trung là 750 điểm. Điểm văn chiếm 150 điểm. Nên học sinh Trung nó học văn không phải kiểu học chơi chơi đc. Mấy cô cậu đỗ mấy trường 211 với 985 điểm văn cũng cao lắm."; "Sợ mấy câu kiểu đạo lý này đạo lý kia thật sự"...
Tuy nhiên, vẫn có nhiều cư dân mạng thấy đề thi này cũng bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên: "Không học thì nhìn đề khủng hoảng, chứ học rồi luyện đề quen rồi thì mấy bạn thi đại học vô nhắm mắt mà làm thôi. Chứ đề bên mình cũng có dễ nuốt dễ ăn đâu"; "Đề dài chứ hình thức khá giống bên mình mà, có điều là cảm giác họ bảo toàn và phổ cập nền văn học trung đại được tốt hơn mình, vì bên đó thấy cũng có học Khổng Tử và đưa thơ trung đại vào phân tích, thi cử, chứ bên mình thì không thấy đả động đến các nhà văn hóa trung đại mấy trong chương trình phổ thông"; "Thực ra đề thi đại học của Bắc Kinh thường được đánh giá là nhẹ hơn ý, cụm đề khó nhất chắc là cụm Giang Tô, cho nên thủ khoa mạn Giang Tô thường được đánh giá rất cao, vì kiểu như người giỏi nhất trong những người giỏi ý"...
Quả thật, dù để khó hay dễ, dài hay ngắn thì điểm chung của những đề thi ấy là phải học hành chăm chỉ mới làm được. Và đề dù ra thế nào thì vẫn luôn đáp ứng được mặt bằng chung, nơi mà các sĩ tử phải "chọi" nhau để quyết định tấm vé vào đại học chứ không phải là "chọi" với đề./.
Loạt tình huống "dở khóc, dở cười" do quên tắt camera khi học online Những ngày qua, trên mạng xã hội xuất hiện không ít sự việc gây tranh cãi do học sinh quên tắt mic khi học online. Tuy nhiên, quên tắt mic còn chưa tồi tệ bằng việc quên tắt camera và để lộ những hình ảnh khiến cô giáo và cả lớp khó xử. Nam sinh nằm ngủ trong giờ học online... Xem thêm tại đây! |
Viết bình luận