Cáu bẳn, lo lắng, cẳng thẳng, hay che giấu cảm xúc thực và không có lòng tự trọng...là một vài phẩm chất tiêu cực mà bố mẹ có thể truyền lại cho con cái của họ. Sự ích kỷ và thờ ơ của các bậc phụ huynh đối với cảm xúc của con cái ảnh hưởng rất lớn đến lũ trẻ trong thời thơ ấu. Hậu quả là những đứa trẻ bắt đầu chỉ trích bản thân, cảm thấy bất lực và gặp phải nhiều vấn đề trong cuộc sống xã hội.
Biết được nguyên nhân của nỗi sợ hãi và lo lắng có thể giúp chúng ta chữa trị và giúp cuộc sống của chúng ta tốt hơn. Và dưới đây là 8 dấu hiệu cho thấy bạn đã lớn lên trong một gia đình không lành mạnh:
Bạn lo sợ bị điều khiển
Có một thực trạng khá phổ biến trong môi trường gia đình hiện nay đó là việc các bậc phụ huynh hoặc những người lớn tuổi cố gắng kiểm soát con cái của họ. Hành vi này hoàn toàn không bình thường và biến thành lạm dụng tình cảm nếu nó diễn ra hàng ngày. Lâu dần nó có thể khiến bạn cảm thấy khó tin tưởng những người xung quanh hơn và tạo ra rào cản trong các mối quan hệ xã hội của bạn. Cảm giác liên tục bị gia đình thao túng cũng có thể dẫn đến hành vi tránh né.
Bạn gặp khó khăn khi giao tiếp và không dễ tin tưởng người khác
Nếu được nuôi dưỡng trong một gia đình thường xuyên căng thẳng và xung đột, luôn diễn ra tình trạng người này kiểm soát người kia hay bạo lực, bạn sẽ lớn lên với một ký ức đen tối. Một số phụ huynh không thể cung cấp cho con cái sự hỗ trợ cần thiết, hay những đứa trẻ luôn phải sống trong tình huống phải cảnh giác. Lâu dần chúng sẽ quen với việc dè chứng người khác và cuối cùng sẽ rất khó để tin tưởng ai khác và mở lòng với họ.
Vấn đề quan trọng hơn đó là những trở ngại. Nếu bạn liên tục nhìn thấy và trải qua những hành vi lạm dụng thể xác và cảm xúc, ngược đãi và bỏ bê, những ký ức về cuộc sống tiêu cực sẽ hình thành trong tâm trí bạn. Và bạn có thể không hiểu được mối quan hệ lành mạnh giữa người với người sẽ như thế nào. Trong tiềm thức bạn luôn chờ đợi mọi người xung quanh phản ứng thái quá, đòi hỏi, đổ lỗi cho bạn vì điều gì đó hoặc khiến bạn thất vọng.
Bạn khó khăn khi đối mặt với thất bại
Những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong một môi trường không lành mạnh và yêu thương sẽ liên tục cảm thấy bản thân luôn không đủ tốt, thậm chí là vô giá trị. Cha mẹ của chúng có thể luôn kỳ vọng quá mức ở chúng, và đổ lỗi cho chúng nếu không đáp ứng mong đợi của họ. Điều này sẽ khiến cho chúng trở nên tự ti và không biết yêu thương bản thân. Đó là lý do tại sao những sai lầm hoặc thất bại nhỏ nhất cũng có thể khiến những người này hoảng sợ và nổi giân.
Tự ti về bản thân
Một cuộc sống gia đình đầy tình yêu thương và cảm thông là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của chúng ta. Nếu đứa trẻ thường xuyên bị ngược đãi hoặc bị bỏ rơi, thì đứa trẻ có thể gặp vấn đề về nội tâm, nhân cách và lòng tự trọng của chúng. Đó là những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tinh thần tiêu cực như lo lắng và thậm chí trầm cảm.
Bản luôn tự trách bản thân
Tự ti là một kiểu tính cách được tạo ra trong một gia đình thiếu tình thương, chúng khiến đứa trẻ cảm thấy bản thân kém cỏi, không xứng đáng và rụt rè. Đối với bất kỳ việc gì, đứa trẻ này cũng sẽ cảm thấy tự trách bản thân và luôn do dự với suy nghĩ tiêu cực. Chúng tự cảm thấy bản thân không bằng những người khác, điều đó khiến chúng luôn căng thẳng và lo lắng, nhưng lại không thể thay đổi, vì chúng không được giúp đỡ và hỗ trợ.
Bạn không biết cách yêu thương bản thân
Có nhiều trường hợp cha mẹ ngược đãi bằng lời nói hoặc bỏ bê con cái. Và nếu trẻ cố gắng thể hiện cảm xúc, chúng thậm chí còn bị ngược đãi nhiều hơn. Kết quả là, những đứa trẻ quen với việc che giấu nỗi đau, oán giận và tức giận. Và về sau, chúng sẽ ưu tiên cảm xúc của người khác mà không để tâm đến cảm xúc của chính mình.
Kìm nén cảm xúc cũng khiến đứa trẻ lớn lên mà không có mục tiêu và phương hướng. Chúng không biết mình là ai, mình cảm thấy như thế nào và mình muốn gì. Vì vậy, chúng thường thất bại trong việc phát triển bản thân trong các lĩnh vực quan trọng của cuộc sống, bởi vì, chúng luôn bị kìm hãm bởi sự không chắc chắn và sự thiếu gần gũi trước đó.
Bạn luôn cảm thấy bất lực
Những bậc cha mẹ đôi khi vẫn coi con cái chỉ là những đứa trẻ thiếu hiểu biết. Cho dù nó bao nhiêu tuổi, những bậc cha mẹ này luôn tỏ ra chúng kém cỏi và cần được dạy dỗ nhiều hơn. Họ muốn kiểm soát và chỉ huy, và nếu gặp phải bất kỳ sự kháng cự nào, họ sẽ có những hành động gây xúc phạm và khiến những đứa trẻ cảm thấy có lỗi.
Nếu một đứa trẻ không được phép tự đưa ra quyết định, bị xâm phạm quyền riêng tư và không được tự lấp, tâm lý của chúng sẽ bị tổn hại. Chúng có thể khó hòa nhập với môi trường mới hoặc thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá độ.
Bạn thường cảm thấy lo lắng
Những đứa trẻ sinh ra trong môi trường thiếu lành mạnh thường bị mắc chứng rối loạn lo âu. Điều này xảy ra vì những bất ổn của gia đình, ngược đãi tinh thần và thể chất và cảm giác thiếu an toàn. Trẻ em lo lắng gặp khó khăn khi tập trung, và dễ cáu kỉnh, bồn chồn, căng thẳng.
Viết bình luận