MỤC LỤC [Hiện]
Cảm giác đầu tiên khi chạm vào Barracuda X chắc chắn là trọng lượng nhẹ nhàng nhưng vẫn mang lại cảm giác cứng cáp cần thiết ở một sản phẩm trung cấp. Nếu đem ra so sánh với những cái tên thuộc dòng wireless như Corsair Virtuoso Wireless XT hay Logitech G733 thì 250g của Barracuda X có thể mang tới mức chênh lệch lên đến 40% tổng trọng lượng.
nối gọng với kim loại
Về thiết kế, Barracuda X hoàn toàn loại bỏ những logo phát sáng lập lòe, thay vào đó là logo Razer được dập chìm trên 2 driver chính của tai nghe. Cụm phím chức năng điều khiển bao gồm nút nguồn, tắt mở mic, điều chỉnh âm lượng và bộ 3 cổng kết nối với mic, Usb- type C và cổng 3.5mm được đưa toàn bộ vào Driver phía tai trái. Kết nối giữa Driver và headband tai nghe là mối nối kim loại. Lớp vỏ ngoài headband hoàn toàn sử dụng chất liệu nhựa gắn liền với đệm đầu bọc da PU thường thấy. Nhìn chung lối thiết kế này khá tối giản, thuận tiện và dễ làm quen ngay cả với những người chưa dùng tai nghe gaming bao giờ.
tất cả các phím chức năng cùng cồng kết nối được đưa vào driver phía bên trái
Đệm tai sử dụng chất liệu vải lưới giống như trên tai nghe cao cấp BlackShark V2 khiến cảm giác đeo Barracuda X tương đối thoải mái. Hệ thống mắt lưới của đệm tai giúp giải phóng nhiệt lượng xung quanh tai đồng thời cũng khá mềm và dễ chịu khi đeo. Headband trên Barracuda X có độ căng vừa phải mang lại cảm giác đeo chắc chắn nhưng không quá chặt hay quá lỏng.
Headband có dập thương hiệu Razer
Trọng lượng nhẹ, thiết kế tối giản và căn chỉnh hợp lý về chất liệu giúp Barracuda X không chỉ mang lại trải nghiệm thoải mái, dễ chịu mà còn là một ứng cử viên lý tưởng cho những người muốn một chiếc tai nghe có thể đeo cả ngày.
Đây được coi là điểm đáng tiền nhất trên Barracuda X khi chú tai nghe này được định hướng tới việc chơi game đa nền tảng vì vậy mọi thông số của tai nghe đã được tinh chỉnh để có hiệu năng tối đa mà không cần dựa vào dụng Razer Synapse. Sau khi kết nối tai nghe với thiết bị các tính năng điều khiển hoạt động hoàn toàn bình thường và không cần bất cứ thao tác cài đặt nào khác.
cổng thu phát tín hiệu wiless đa dụng sử dụng chuẩn type C
Qua thử nghiệm, Razer Barracuda X kết nối và hoạt động hoàn hảo với PC, PlayStation và Nintendo Switch. Với 3 nền tảng trên thì hầu như mọi tác vụ hay nhu cầu giải trí Barracuda X đều hoàn thành xuất sắc. Tuy nhiên với nền tảng kết nối thứ 4 là điện thoại Android thì khi trải nghiệm một số game khác nhau sẽ có trải nghiệm không tương đương.
chất lượng âm thanh của Vùng Đất Gió khá tuyệt
Cụ thể hơn, khi sử dụng Barracuda X cùng với Note 10+, người viết nhận thấy toàn bộ các tính năng như nghe gọi, xem phim hay nghe nhạc đều hoàn toàn thỏa mãn. Tuy nhiên khi thử nghiệm với 2 tựa game là Vũng Đất Gió - VTC Game và Modern Warplanes thì có sự thay đổi về chất lượng âm thanh. Những bản nhạc nền du dương hay hiệu ứng chiến đấu kịch liệt trên Vùng Đất Gió đã được Barracuda X thể hiện khá tốt, tuy nhiên khi chuyển sang Modern Warplanes thì dải âm tương đối lộn xộn, đôi khi hiệu ứng bị đẩy cao đôi khi lại quá thấp khiến trải nghiệm không được trọn vẹn.
Razer Barracuda X có nhiều nét tương đồng với âm thanh trên BlackShark V2, dải bass được cân bằng nhưng vẫn đảm bảo độ sâu để không lấn át các dải khác trong khi đó mid được đẩy lên hơn một chút. Nhờ tinh chỉnh này mà đầu ra âm thanh trên Barracuda X khá nhất quán giúp hầu hết các bản nhạc sẽ có âm thanh khá hay khi phát ra qua tai nghe này.
Razer Barracuda X với đầy đủ phụ kiện đi kèm
Mặt khác, Razer Barracuda X cũng tỏ ra khá xuất sắc khi chơi game. Khả năng mô phỏng chính xác tiếng bước chân và các hiệu ứng môi trường đã khẳng định việc cân chỉnh lại âm thanh trên chiếc tai nghe này không ảnh hưởng đến âm thanh trong game mà còn góp phần cải thiện hơn khá nhiều. Người chơi có thể cảm nhận rõ tiếng nổ rền vang của một quả lựu đạn hay tiếng vỏ đạn rơi, tiếng gầm rú của chiến đấu cơ,... Sự kết hợp đa dạng giữa âm thanh chiến đấu, lời thoại và nhạc nền vui nhộn mới trong Final Fantasy VII Remake Intergrade khiến mọi thứ thật tuyệt khi nghe qua Razer Barracuda X.
Micro trên Barracuda X có thể tháo rời và đồng thời là micro được sử dụng trên Razer BlackShark V2 Pro. Nhờ vậy chất lượng đàm thoại cũng được đảm bảo trong trẻo, rõ ràng phù hợp cho cả voice call làm việc hay chơi game cùng đồng đội thời gian dài.
Theo Razer, Barracuda X có thể kéo dài đến 20 giờ chỉ với một lần sạc nhưng thực tế trải nghiệm còn tốt hơn nữa. Với mức âm lượng khoảng trên 40%, thời lượng trên Barracuda X có thể kéo dài lên tới 25 giờ sử dụng thực tế. Barracuda X sạc qua USB-C trong vài giờ (khi đèn báo LED sáng màu xanh lục và ngừng nhấp nháy nghĩa là tai nghe đã đầy).
các dây hỗ trợ chuyển đổi kết nối đi kèm
Razer Barracuda X không hỗ trợ sạc nhanh tuy nhiên khi hết pin, người dùng luôn có thể chuyển sang kết nối 3,5 mm nếu muốn tiếp tục sử dụng.
Thành thật mà nói, trong mức giá khoảng hơn 2.5 triệu đồng với khả năng tương thích đa nền tảng, trọng lượng nhẹ tuyệt hảo và âm thanh thuộc hàng tốt “có số má” thì rất khó có thể bỏ qua Barracuda X. Thậm chí hiện tại rất ít có tai nghe nào làm tốt những việc mà Barracuda X làm được, nếu có cơ hội hãy thử qua một lần rồi quyết định có móc hầu bao hay không nhé!
Viết bình luận