Top 10 lý do ngớ ngẩn nhất khiến các bộ phim... bị kiện

Gạo 15/02/2019 13:52

MỤC LỤC [Hiện]

10. The Matrix (1999)

The Matrix là câu chuyện kinh điển về một điệp viên CIA tên Jim Reece, người có được sự bất tử và được giao nhiệm vụ chiến đấu với con trai Hitler vào năm 2235. Bạn không nhớ phần đó là gì sao? Không sao đâu, chúng tôi cũng vậy, và cả Thẩm phán R. Gary Klausner cũng vậy khi một vụ kiện được đệ trình chống lại The Matrix vì đã tái sử dụng các yếu tố của một kịch bản được đệ trình lên bởi Warner Bros. vào năm 1993. Klausner đã phán quyết các yếu tố cơ bản của trilogy The Matrix và The Immortals khác nhau đến mức sẽ không tìm thấy bất kỳ sự tương đồng nào. Một người phụ nữ tuyên bố bộ phim là một phần bản thảo... rách mà cô viết trước đó cũng đã kiện bộ phim này vài năm trước.

9. Harry Potter and the Goblet of Fire (2005)

Phần 4 của Harry Potter là một trong những bộ phim hấp dẫn nhất, khi nó giới thiệu một loạt các nhân vật mới và tạo tiền đề cho sự đen tối ra mắt sau đó. Tuy nhiên, đó cũng là chủ đề của một vụ kiện phù phiếm. Năm 2005, một ban nhạc Canada có tên The Wyrd Sisters đã kiện bộ phim vì trong phim có một ban nhạc tên là The Weird Sisters. Họ đã cố gắng ngăn chặn việc phát hành bộ phim, nhưng không thành công; và sau đó được lệnh phải trả chi phí pháp lý của Warner Bros. - một con số khổng lồ lên tới 140.000 đô la. Vụ việc cuối cùng đã được giải quyết bên ngoài tòa án.

8. Titanic (1997)

Trở lại năm 2012, sau 15 năm kể từ khi ra mắt Titanic , một người phụ nữ tên là Công chúa Samantha Kennedy, người mà chúng tôi cảm thấy bắt buộc phải nhắc rằng đó không phải là một công chúa thực sự, đã đệ đơn kiện rằng bộ phim là một sự vi phạm đối với tiểu sử chưa được công bố của cô. Cô đã kiện Paramount Pictures và yêu cầu tất cả các bản sao của bộ phim phải bị phá hủy và cô sẽ được trao toàn bộ doanh thu phòng vé. Trong trường hợp bạn đã sống dưới một tảng đá trong hai thập kỷ qua và chẳng biết gì về thế giới gần đây, thì Titanic là một trong những bộ phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại, với doanh thu phòng vé trên toàn thế giới đạt hơn 2 tỷ đô la! Vì vậy, vụ kiện đã gây ra khá nhiều lùm xùm.

7. Suicide Squad (2016)

Mặc dù được nhắc đến trong chiến dịch quảng cáo rầm rộ của Suicide Squad, nhưng Joker của Jared Leto lại chỉ có thời lượng dưới 10 phút trong phim. Đối với hầu hết người hâm mộ, điều này có thể gợi ra một cái nhún vai chán chường, hoặc có thể là một bình luận khó chịu trên Facebook, nhưng đối với người dùng Reddit BlackPanther2016 thì nó có nghĩa là chiến tranh toàn diện! Cư dân Vương quốc Anh tuyên bố sẽ kiện hãng phim vì quảng cáo sai sự thật, thậm chí còn đi xa tới mức đăng ngày ra tòa của mình lên mạng. Chúng tôi hiểu rằng anh ấy hoặc cô ấy khá thất vọng nhưng mà các bộ phim thường không luôn luôn thực hiện được lời hứa của họ. Bỏ qua đi mà!

6. The Hangover Part II (2011)

Một trong những cảnh hài hước nhất trong The Hangover Part II diễn ra khi các chàng trai thức dậy trong một phòng khách sạn tồi tàn ở Bangkok và phát hiện ra rằng Stu đã có một số hình xăm mới trong khi say rượu. Hình xăm ấy được lấy cảm hứng trực tiếp từ hình xăm trên mặt của cựu võ sĩ chuyên nghiệp Mike Tyson. Nhưng tác giả của hình xăm đó, nghệ sĩ S. Victor Whitmill, người đã đệ đơn kiện Warner Brothers, tuyên bố rằng, bằng cách sử dụng tác phẩm của mình trong phim, bọ phim đã vi phạm bản quyền. Một thẩm phán đã cho phép vụ kiện được tiến hành và một thỏa thuận không được tiết lộ đã đạt được vào năm 2011, khiến đây trở thành một trong những trường hợp hiếm hoi của một vụ kiện phim kỳ quái thực sự thành công!

5. Monster-in-Law (2005)

Cố gắng kiện một bộ phim bởi vì bạn cảm thấy rằng người mẹ chồng phiền phức của nhân vật này quá giống với nhân vật trong kịch bản phim của bạn là một bước đi táo bạo. Nhưng điều đó không ngăn cản Sheri Gilbert kiện Jennifer Lopez, Jane Fonda và những người khác vì có liên quan đến bộ phim Monster-in-Law năm 2005. Gilbert đã đệ đơn kiện bản quyền ở Bắc Carolina và tuyên bố rằng Warner Bros phải trả cho cô một phần trong số 155 triệu đô la doanh thu phòng vé. Warner Brothers đã phản pháo bằng cách nói rằng nhân vật mẹ chồng hầu như... ở đâu cũng thế và vụ kiện này thật quá sức nhảm nhí.

4. Knowing (2009)

Bộ phim khoa học viễn tưởng đáng quên này của Nicolas Cage là trung tâm của một trong những vụ kiện điên rồ nhất trong lịch sử điện ảnh. Công ty công nghệ Global Findability tuyên bố rằng bộ phim đã vi phạm bằng sáng chế của họ cho Hệ thống Xử lý Thông tin Tích hợp; một cái gì đó giúp họ xử lý thông tin để tìm ra một tọa độ chính xác. Không giống như trong phim, Global Findability không thể tìm thấy vị trí chính xác của thảm họa trước khi nó xảy ra, nhưng điều đó đã không ngăn họ khởi kiện tới cùng. Vụ việc cuối cùng đã được bác bỏ vào năm 2011.

3. Drive (2011)

Rất lâu trước khi Suicide Squad bị kiện vì quảng cáo sai sự thật, một người phụ nữ đã kiện ra tòa bộ phim Drive vì đoạn trailer gây hiểu lầm. Rõ ràng là một cô gái Michigan tên Sara Deming đã rất buồn với việc thiếu các pha hành động táo bạo trong phim, và cảm thấy rằng đoạn trailer đã khiến Drive trông giống như các bộ phim của loạt phim Fast and Furious. Vụ kiện của Deming, tuyên bố rằng bộ phim này có quá ít những pha rượt đuổi như cái tên của nó. Chính điều này là đủ để nói rằng vụ kiện như này sẽ không bao giờ có cơ hội ra tòa.

2. The Dark Knight (2008)

Có một thành phố ở Thổ Nhĩ Kỳ tên là Batman và thị trưởng của nó cảm thấy rằng bộ phim siêu anh hùng của Christopher Nolan đã nợ họ tiền vì lấy tên thành phố bất hợp pháp. Ông tuyên bố rằng Warner Bros và Nolan không bao giờ nhận được sự cho phép từ thành phố Batman để sử dụng tên này và rằng trên thế giới chỉ có một Người Dơi duy nhất và các nhà sản xuất Mỹ đã sử dụng tên thành phố mà không thông báo cho họ. Câu hỏi lớn ở đây là tại sao họ lại mất nhiều thời gian như vậy? Batman đã có từ những năm 1930. Nên là kiện lúc nào thì cũng nên nhanh chân một chút nha!

1. Frozen (2013)

Frozen là câu chuyện về một nàng công chúa hợp sức với một người tuyết để đi tìm người chị gái bị ghẻ lạnh của mình. Và có ít nhất một người đã xem nó và nghĩ rằng, "Bộ phim này dựa trên cuộc sống của tôi này". Đó là trường hợp của một nhà văn người New Jersey, Isabella Tanikumi, người đã đệ đơn kiện Disney tuyên bố rằng Frozen đã đánh cắp các nhân vậtvà cốt truyện từ tiểu thuyết của cô, được dựa trên cuộc sống của chính cô. Cô ấy yêu cầu Disney trả cho cô ấy khoản tiền bồi thường 250.000.000 đô la và phải chấm dứt và ngừng tất cả các hoạt động bán hàng, phân phối và tiếp thị có liên quan đến bộ phim. Trước sự ngạc nhiên của hoàn toàn... chẳng ai cả, vụ việc đã bị bác bỏ vào năm 2015.

Viết bình luận