Theo ý kiến trong bài viết trên diễn đàn MXH, độc giả manga Việt Nam nhìn chung "đều có ý thức ủng hộ sách bản quyền trong khả năng của mình".
Mới đây, một bài viết về văn hóa đọc mà cụ thể là văn hóa đọc trong cộng đồng độc giả truyện tranh Nhật Bản (manga) đã thu hút nhiều ý kiến bàn luận trên diễn đàn về truyện, sách. Bài viết nhắc lại về lịch sử xuất bản truyện tranh Nhật Bản tại thị trường sách Việt Nam là từ những năm 1990, một quá trình tương đối lâu năm. Mặc dù thời kỳ đầu manga được phát hành tại Việt Nam theo con đường không chính thức, tức là cũng không có bản quyền nhưng khó có thể nói đó là "sách lậu" bởi các ấn phẩm vẫn được phát hành chính thống, tức các NXB vẫn nộp thuế cho nhà nước và đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả qua việc mua truyện ở hiệu sách hay trả tiền thuê theo ngày ở cửa hàng.
Minh họa manga "Metamorphose no engawa".
Phân tích về phong trào dịch manga trên mạng hiện nay, thành viên diễn đàn này cho rằng: "Người đọc vẫn mua ủng hộ manga cho dù đã có bản dịch online trên mạng. Trước đó, nhờ tham gia các diễn đàn lành mạnh, bổ ích như ACCVN, VNS..., fan manga lẫn nhóm dịch đều có cơ hội giao lưu với những đơn vị xuất bản và ý thức bản quyền dần được nâng cao. Tình trạng dịch lậu, tỏ thái độ không hợp tác với các NXB ít khi xảy ra".
Tất nhiên, tình trạng sạch lậu vẫn nhức nhối trên thị trường trong vấn nạn sách lậu nói chung và dịch lậu manga trên mạng nói riêng. "Cá biệt có vài cá nhân tự in lậu manga, chủ yếu hoạt động trong nhóm của họ (chủ yếu là thế hệ cũ, trên dưới 40 tuổi), thường bị cộng đồng tẩy chay mạnh mẽ. Đặc biệt là thế hệ trẻ, những người có điều kiện kinh tế khá giả không bao giờ muốn cầm manga in lậu chất lượng kém.", tác giả bài viết nêu.
"Spy x Family" do NXB Kim Đồng phát hành. (Ảnh: Tiki)
Manga "Gokushufudou: The Way of the Househusband". (Ảnh: NXB Kim Đồng)
Cũng theo tác giả bài đăng, mặc dù giá thành manga có bản quyền hiện nay đã tăng lên khá cao nhưng hầu hết độc giả vẫn sẵn sàng mua truyện để ủng hộ các mangaka cũng như các NXB. Chỉ có những đơn vị phát hành bị độc giả manga "ghét bỏ" do không đảm bảo được chất lượng ấn phẩm như dịch sai nguyên tác hay cắt xén nội dung quá đà.
Cuối bài viết, thành viên diễn đàn này kết luận: "Cộng đồng manga ở Việt Nam có thể không hoàn hảo nhưng nhìn chung mọi người đều có ý thức ủng hộ sách bản quyền trong khả năng của mình, cố gắng giúp tác giả có thêm thu nhập ở thị trường mới".
Những ý kiến thú vị được đưa ra trong bài đăng này đã nhận được nhiều sự đồng tình của cộng đồng mạng, điều này thể hiện qua hàng trăm ý kiến bình luận tích cực: "Fan manga quá lành và văn minh. Phải qua cái thời đọc truyện online vất vả rồi nên trân trọng các đơn vị mua bản quyền lắm luôn"; "Thật, manga cứ bộ nào được mua bản quyền là cả nhà cùng vui..."; "Thì mì ăn liền và hàng chất lượng nó phải khác nhau, cđ fan mới hình thành gần đây và cđ fan hình thành mấy chục năm nó phải khác"; "Thật, manga hay light novel được mua bản quyền chả mấy ai gào đến lên đến tai tác giả để rồi tai tiêng cả"...
"Kimetsu no Yaiba" và "One Piece". (Ảnh: NXB Kim Đồng)
Một số ý kiến cũng so sánh cộng đồng manga với cộng đồng webtoon (truyện tranh Hàn Quốc), cho rằng vấn nạn dịch lậu ở cộng đồng webtoon nhức nhối hơn. Vấn đề này có lẽ do cộng đồng manga hình thành trước cộng đồng webtoon và thường những cộng đồng có bề dày hơn sẽ loại bỏ được nhiều yếu tố chưa lành mạnh hơn./.
Nữ tác giả "Ninja loạn thị" hơn 30 năm vẽ truyện tranh thiếu nhi Amako Soubee (sinh năm 1958), sống ở thành phố Amagasaki, tỉnh Hyogo (Nhật Bản), là một trong những họa vẽ manga thiếu nhi nổi tiếng ở Nhật Bản. Tác phẩm để đời, quảng bá văn hóa địa phương và khơi gợi niềm đam mê đọc sách ở trẻ thơ của bà là "Ninja loạn thị" (Rakudai Ninja Rantarou)... Xem thêm tại đây! |
Viết bình luận