Phía Thủy Tiên lên tiếng về khoản nợ tín dụng 17 tỷ

Linh Ngọc 21/09/2021 11:10

Đại diện của Thủy Tiên vừa mới nói rõ về tin đồn ca sĩ nợ tín dụng 17 tỷ đồng. Luật sư còn cho biết không có giá trị pháp lý gì khi chỉ căn cứ vào thông tin CIC bị rò rỉ mà chưa được Thủy Tiên xác nhận. 

Mới đây, trong một nhóm kín đăng tải bài viết “bóc” Thủy Tiên từng vay nợ ngân hàng 17 tỷ trước tháng 10/2020 cũng là khoảng thời gian trước khi đi từ thiện . Tuy nhiên, sau 3 tháng hoàn thành chuyến đi từ thiện, nữ ca sĩ đã trả hết nợ. Kèm theo đó, tài khoản B.T tung những hình ảnh thông tin về dư nợ của người được cho là Thủy Tiên. Dư nợ tháng 9 của Thủy Tiên là 34 triệu đồng, tuy nhiên đến tháng 10/2020 dư nợ đã tăng lên 17 tỷ 413 triệu đồng. Ngay sau khi chia sẻ, bài viết đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng. Ngoài những ý kiến hả hê, ủng hộ tài khoản này, nhiều người cho rằng, dư nợ này không chứng minh được việc Thủy Tiên có ăn chặn hay không?

Thông tin kể trên đã ảnh hưởng khoogn tốt đến hình ảnh của ca sĩ Thủy Tiên và gia đình. Vừa qua đại diện của giọng ca "Ngôi nhà hạnh phúc" đã lên tiếng về cáo buộc trên. Luật sư Phan Vũ Tuấn - Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam đã thay mặt Thuỷ Tiên khẳng định thông tin tín dụng (khoản nợ xấu 17 tỷ) bị quy kết là của ca sĩ Thủy Tiên và hiện đang được lan truyền trên mạng xã hội không có giá trị pháp lý vì không đảm bảo tính xác thực về nguồn cung cấp lẫn thông tin được đưa ra.

Nguyên văn câu trả lời từ phía luật sư:

- Hiện có thông tin cho rằng CIC của ca sĩ Thuỷ Tiên bị lộ. Tính chất pháp lý của giấy tờ này có đúng không, có hay không việc ca sĩ Thuỷ Tiên từng vay 17 tỷ sau khi đi từ thiện về lại thanh toán hết?

Theo nội dung câu hỏi đề cập, chúng tôi hiểu rằng đối tượng được nói đến là "thông tin tín dụng", được hiểu theo quy định tại Khoản 1 và 4 Điều 3 Nghị định 58/2021/NĐ-CP là các dữ liệu, số liệu, dữ kiện liên quan của tổ chức, cá nhân được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng hoặc được tổ chức tham gia khác cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản, mua hàng trả chậm, trả dần, cầm đồ có điều kiện về lãi suất, thời hạn, tiền thuê, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ.

Điều 21 Nghị định 58/2021/NĐ-CP đã liệt kê rõ những đối tượng được cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng, gồm:

- Chính khách hàng có thông tin tín dụng;

- Cơ quan, tổ chức khác với mục đích hợp pháp do pháp luật quy định và phải kèm theo điều kiện là phải có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng đó (Khoản 6 Điều 10 Thông tư 03/2013/TT-NHNN)

Từ những quy định đã nêu, có thể thấy thông tin tín dụng bị quy kết là của ca sĩ Thủy Tiên và hiện đang được lan truyền trên mạng xã hội không có giá trị pháp lý.

Bởi lẽ, thông tin tín dụng đó không đảm bảo tính xác thực về nguồn cung cấp lẫn thông tin được đưa ra. Ca sĩ Thủy Tiên không có văn bản đồng ý cho bất cứ cá nhân, tổ chức nào khác được quyền khai thác thông tin sản phẩm tín dụng của mình.

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 21 Nghị định 88/2019/NĐ-CP, việc cung cấp, trao đổi thông tin tín dụng, cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng khi chưa được sự đồng ý tại thỏa thuận với khách hàng vay, không đúng quy định của pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng".

Trước đó, hôm 17-9, Thủy Tiên đã có mặt tại ngân hàng để livestream sao kê hơn 18000 trang quỹ từ thiện miền Trung năm 2020. Đoạn livestream dài 11 phút 03 giây đã làm dậy sóng "cõi mạng" khi có thời điểm lên tới 473.000 người xem cùng lúc. Theo công bố của Công Vinh, số tiền gửi vào tài khoản cá nhân của Thuỷ Tiên trong đợt lũ là 177 tỷ 520 triệu đồng. Trong khi đó, số tiền vợ chồng Thuỷ Tiên - Công Vinh thực hiện làm từ thiện là khoảng 178 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong livestream, vợ chồng Thủy Tiên chỉ công bố trang đầu tiên và cuối cùng của 18.000 tờ sao kê số tài khoản đuôi 746. Còn gần một nửa thời lượng được Công Vinh cho biết sẽ nhờ đến cơ quan pháp luật để bảo vệ quyền chính đáng hợp pháp.

Thuỷ Tiên bị lôi lại phát ngôn về việc đóng mở tài khoản là việc “thích” thì làm

Dân mạng liên tục chỉ trích Thuỷ Tiên trước những phát ngôn về kiểm soát tài khoản từ thiện của riêng mình.

Sau một buổi tối, cụm từ “tạm khoá báo có” bỗng trở thành từ khoá hot nhất trên MXH. Đây là thuật ngữ dùng để chỉ một nghiệp vụ ngân hàng tương tự như sao kê, tra cứu nợ CIC,…Các ngân hàng đều có quy định giống nhau về các nghiệp vụ này, chỉ khác về cách thức trình bày và phí dịch vụ.

Theo Điều 16 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản, hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản, hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Khi tài khoản khoá báo có, tài khoản này sẽ không thể nhận được tiền chuyển vào cho đến khi mở trở lại. Tuy nhiên, chủ tài khoản vẫn có thể thực hiện các giao dịch chuyển tiền đi. Xem thêm (tại đây)


Viết bình luận