Nhiều đấng sinh thành bày tỏ sự quan ngại vì lễ hội Halloween tại Việt Nam bị "biến tướng" quá đà, lố lăng.
Vào những ngày cuối tháng 10 hàng năm, khắp các tụ điểm vui chơi, hàng quán tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đều trang trí để chào mừng lễ Halloween. Bên cạnh ý nghĩa tôn giáo, Halloween thời hiện đại được giới trẻ đón nhận như một lễ hội hóa trang lớn nhất năm. Mọi người tự do hóa thân thân thành những nhân vật mang yếu tố rùng rợn, ma quỷ hoặc dựa trên các bom tấn điện ảnh với mục đích xua đuổi các thế lực đen tối, ma quỷ...vv. Càng độc lạ, càng tạo hiệu ứng sợ hãi thì càng thu hút sự chú ý của CĐM cũng như những người có mặt tại sự kiện.
Từ tối 30/10 vừa qua, phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP. Hồ Chí Minh) đã thu hút rất đông người tham dự. Tuy nhiên, không ít người đã bày tỏ phẫn nộ vì sự sáng tạo đã đi quá giới hạn đến mức phản cảm, lố lăng. Đối với người Việt Nam, hình ảnh đắp chiếu, thắp nhang đèn tùy tiện được coi là kiêng kỵ cực lớn. Thế nhưng, theo phản ảnh của một diễn đàn, nam thanh niên gây choáng khi tái hiện lại cảnh trên, thậm chí còn minh họa bằng những vết màu đỏ gợi trí tưởng tượng. Xung quanh, nhiều nam thanh nữ tú khác còn tỏ vẻ thích thú, chụp ảnh checkin khoe lên mạng với tâm thế thích thú. Nam chính cũng nhiệt tình nằm đó khá lâu để cho mọi người kịp ghi lại khoảnh khắc này. Phía dưới bình luận, CĐM để lại ý kiến cho rằng hành động này quá phản cảm, không phù hợp thuần phong mỹ tục. Dẫu biết rằng "giao thoa văn hóa" là điều bình thường nhưng "Tây và Ta" vẫn nên phân biệt rạch ròi, đặc biệt là không ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục.
Nhiều bậc phụ huynh cũng lên án việc chụp ảnh trước người qua đời sẽ tạo tiền lệ cho sự vô cảm, thói quen "sống ảo" của giới trẻ. Nhất là thời gian gần đây dư luận đang xót xa trước vụ thảm kịch xảy ra khu phố Halloween Itaewon. Cũng vì lễ hội Halloween đã khiến hơn 150 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương do chen lấn, xô đẩy. Phố đi bộ Nguyễn Huệ cũng là địa điểm trung tâm của thành phố. Cư dân mạng hi vọng cơ quan chức năng sẽ có biện pháp đảm bảo tình hình an ninh tại đây thật chặt chẽ để mọi người an toàn khi vui chơi.
Một số bình luận nêu quan điểm phản đối:
"Các bạn hãy nên bỏ cái lễ hội này đi. Nó sẽ không tốt cho thế hệ trẻ sau này. Hãy học cái thiện ko lên học cái điều ko hay để sau này cái ko hay nó sẽ xảy ra với mình"
"Muốn đắp chiếu lắm , sẽ có một ngày thành sự thật"
"Halloween của văn hóa nước ngoài nhưng người nước mình nó khác nhìn phản cảm quá"
"1 cái lễ hội hoàn toàn ko phù hợp với thuần phong mỹ tục nước ta nên dẹp bỏ nó đi"
"Bố mẹ các bạn mà biết chắc sẽ khóc và buồn nhiều lắm luôn á"
"Cũng chịu khó nằm ghê. T ám ảnh vụ Hàn vl giờ thấy đám đông chạy tuột quần"
Theo đó, lễ hội Halloween xuất phát từ phương Tây nhưng đã du nhập vào Việt Nam và khá phổ biến. Tuy nhiên, cần lưu ý khi trang trí, hóa trang tránh những hình ảnh phản cảm, đồng thời cần đảm bảo sự phù hợp về văn hóa, trình độ của từng lứa tuổi và những quy định chung.
Việc đưa lễ hội về nguyên gốc nguyên thủy của nó khó khả thi, nhưng không có nghĩa là không có cách để trả lễ hội về đúng ý nghĩa vốn có của nó, chúng ta có bộ máy quản lý về văn hoá, về lễ hội. Việc chúng ta cần làm là quản lý nó, biến nó thành món ăn tinh thần cho người dân chứ không phải để gây ồn ào, gây mất hình ảnh. Đối với các em nhỏ, độ tuổi mới lớn, các em chưa hiểu được cái cảnh tượng đắp chiếu giữa đường nó đau lòng đến chừng nào nên xem nó như trò đùa, trò mua vui giữa đám đông.
Viết bình luận