Cuộc chạy đua sản xuất chip Mỹ - Trung cho thấy Đài Loan sẽ trở thành điểm nóng trong cuộc chiến công nghệ toàn cầu

04/08/2020 14:00

Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đang nỗ lực giữ chân Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ trong thời điểm căng thẳng chính trị leo thang từng ngày.

>> "Thêm dầu vào lửa", Microsoft rút giấy phép sử dụng Windows của Huawei

Sau cú vấp ngã của Intel, thế giới đang ngày càng phụ thuộc vào duy nhất một công ty Đài Loan về các chất bán dẫn tiên tiến. Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đang nỗ lực giữ chân Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ tại thời điểm căng thẳng giữa hai bên leo thang từng ngày.

Chỉ có 3 công ty có thể sản xuất chip siêu tiên tiến trên thế giới là TSMC, Intel (có trụ sở tại California, Mỹ) và Samsung của Hàn Quốc. Do công nghiệp sản xuất chip hiện đại rất hiếm và chuyên dụng, chi phí để tiếp tục cạnh tranh ở mức cao nhất vô cùng tốn kém.

Tuần này, cổ phiếu TSMC đã leo lên một nấc thang mới tại Đài Loan sau khi Intel cảnh báo họ đã chậm tiến độ sản xuất chip 7 nanomet và sẽ phải sản xuất thuê ngoài. Chip tiên tiến có thể lưu trữ và xử lý nhiều thông tin hơn. Kích thước nanomet càng nhỏ, chip càng hiện đại hơn.

TSMC là nhà sản xuất tiềm năng nhất mà tập đoàn của Mỹ có thể hợp tác. Samsung đang sản xuất chip 7 nanomet, nhưng với quy mô và hoạt động sản xuất thấp hơn so với TSMC. Samsung cũng chỉ chủ yếu sản xuất chip bộ nhớ, trong khi Intel cần hỗ trợ sản xuất chip xử lý tiên tiến.

Nhược điểm này của Intel chưa thể là yếu tố dẫn đến sự sụp đổ của tập đoàn công nghệ dẫn đầu ngành công nghiệp bán dẫn trong nhiều năm và có khả năng sẽ sản xuất công nghệ 7 nanomet thương mại "theo đơn đặt hàng ngắn hạn", theo chuyên gia Bret Swanson từ Viện Doanh nghiệp Mỹ.

Tuy nhiên, thành tựu của TSMC - nhà cung cấp chip hàng đầu toàn cầu khiến họ trở thành một công ty cực kỳ quan trọng vào thời điểm này. Hoa Kỳ và Trung Quốc đang giậm chân tại chỗ trong cuộc chiến phát triển các công nghệ tương lai. Cả hai cường quốc này đều có quan hệ đối tác và cung cấp chip cần thiết cho TSMC. Những chip này có thể được đưa vào các công nghệ hiện đại như như trí tuệ nhân tạo, 5G và điện toán đám mây

MỤC LỤC [Hiện]

Công ty này đang chi số tiền khổng lồ để thiết chặt mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Đầu năm nay, TSMC tuyên bố đang xây dựng nhà máy sản xuất trị giá 12 tỷ USD ở Arizona. Nhà máy này sẽ được dùng để sản xuất chip 5 nanomet vào năm 2024. Thông báo này chính là chiến thắng cho chính quyền Trump với tham vọng sản xuất chip tiên tiến hơn ở Hoa Kỳ để bảo đảm chuỗi cung ứng cho chip được ứng dụng trong dân sự hoặc quân đội.

Nhưng việc TSMC đang giúp Mỹ tăng cường khả năng sản xuất chip khiến Trung Quốc lo lắng. TSMC đã đầu tư hàng tỷ USD vào các nhà máy sản xuất ở Trung Quốc đại lục. Nếu Bắc Kinh giáng đòn trả đũa TSMC và Đài Loan thì ít nhất sẽ khiến thị trường rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Paul Triolo, người đứng đầu chính sách công nghệ toàn cầu của Eurasia Group cho biết, việc tiếp quản các nhà máy thuộc sở hữu hoàn toàn của TSMC ở Trung Quốc rất khó xảy ra, đó sẽ là một cú hích lớn đối với cộng đồng doanh nghiệp. "Không rõ điều này sẽ mang lại gì cho Bắc Kinh ngoài những bất lợi lớn.", ông nói thêm.

Những gì Trung Quốc có thể làm là cố gắng thuyết phục TSMC xây dựng một nhà máy tân tiến trên đất liền. Các nhà máy TSMC hiện tại ở Nam Kinh và Thượng Hải đang vận hành theo công nghệ cũ. Theo nghiên cứu của Counterpoint Research, chi nhánh hiện đại nhất của công ty ở Đài Loan và Arizona sẽ là nhà máy nước ngoài quy mô lớn đầu tiên. "Bắc Kinh có thể lập luận rằng nếu TSMC sẵn sàng xây dựng nhà máy tiên tiến ở Arizona thì họ cũng nên làm điều tương tự ở Trung Quốc.", Triolo nhận xét.

Chiến dịch gây áp lực lâu dài của Washington chống lại Huawei nhấn mạnh việc Trung Quốc cần giảm bớt độc lập đối với các nhà sản xuất chip nước ngoài. Các lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ được công bố vào tháng 5 đã loại bỏ những nhà sản xuất viễn thông Trung Quốc ra khỏi TSMC.

Mặc dù là công ty Đài Loan nhưng TSMC vẫn dựa vào công nghệ Mỹ để sản xuất chip. Bộ Thương mại Mỹ cho biết TSMC và các nhà sản xuất chip khác sử dụng công nghệ Mỹ sẽ phải xin giấy phép xuất khẩu cho Huawei và công ty con HiSilicon của hãng. Những hồ sơ xuất khẩu đó rất có thể sẽ bị từ chối do Washington muốn ngăn chặn thiết bị Huawei khỏi mạng 5G toàn cầu.

Ngoài yếu tố địa chính trị, còn có yếu tố địa lý. Đài Loan là nước xuất khẩu chất bán dẫn hàng đầu thế giới, rất cần thiết đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

TSMC là nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới. Các công ty như Apple, Amazon, Qualcomm và Nvidia có thể thiết kế chip tiên tiến, nhưng họ không có khả năng sản xuất như TSMC.

Mặc dù có thể thiết kế và chế tạo chất bán dẫn của riêng mình, Intel vẫn phải nhờ đến TSMC do chip của họ đã tụt hậu so với các dòng chip tiên tiến. Sự tập trung của rất nhiều nguồn lực sản xuất chất bán dẫn tiên tiến trên hòn đảo nhỏ ngoài khơi Trung Quốc đại lục luôn là mối lo ngại về chuỗi cung ứng, theo Swanson, thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ. "Nếu có sóng thần ở Đài Loan thì sẽ thế nào?", vị này nói.

Điều đó một lần nữa đặt TSMC ở một vị trí vững mạnh. "Phương Tây muốn bảo vệ Đài Loan không chỉ về mặt địa chính trị mà vì tài lực kỹ thuật ở đó.", Swanson đánh giá.

>> Toàn cảnh "cú giáng đòn" của chính phủ Mỹ vào TikTok: Liệu Microsoft có mua lại thành công?

>> Tại sao làm việc tại nhà về lâu dài vẫn khó khăn hơn làm việc tại văn phòng?

Đài Loan đã chia sẻ công nghệ và kỹ thuật với Trung Quốc. Trong những năm qua, hàng trăm ngàn kỹ sư Đài Loan đã đến đại lục để giúp phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước của Trung Quốc mà Swanson lưu ý là đã "có những bước tiến lớn trong hai thập kỷ qua."

Mặc dù có sự hỗ trợ lớn trong nước, chất bán dẫn vẫn là công nghệ quan trọng đối với Trung Quốc. Công ty sản xuất chip bán dẫn quốc tế (SMIC), nhà sản xuất chip lớn nhất của đất nước này, vẫn bị thụt lùi từ 3 - 5 năm sau những công ty dẫn đầu về công nghệ như Intel, Samsung và TSMC, theo Triolo từ Tập đoàn Eurasia.

Trung Quốc đang đầu tư hàng tỷ USD vào sản xuất chip để thu hẹp khoảng cách với các đối thủ toàn cầu. SMIC hiện đang sản xuất chip 10 nanomet, trong khi những gã khổng lồ đã sản xuất chip 7 nanomet và đua nhau chuyển sang chip 5 nanomet, cuối cùng là 3 nanomet.

Tuy nhiên, để tạo ra chip 7 nanomet, các công ty cần truy cập vào máy in khắc cực tím (EUV). Những cỗ máy này có khả năng tạo ra các mẫu phức tạp trên các chip tiên tiến. Chúng cũng rất khó vận hành, đó là nguyên do Intel gặp vấn đề khi sản xuất chip 7 nanomet trong sản xuất thương mại, theo Triolo.

SMIC đang gặp vấn đề khi Hoa Kỳ gây áp lực cho Hà Lan để chặn việc bán thiết bị EUV cho SMIC của công ty ASML đến từ Hà Lan. Công nghệ này được thiết kế bởi ASML, nhưng có sự tham gia của những chuyên gia hang đầu Hoa Kỳ.

Tình hình địa chính trị có thể thay đổi. Chỉ với thời gian cần thiết để hoàn thiện EUV, bất kỳ sự chậm trễ lớn nào cũng sẽ đưa sự gia nhập thương mại của SMIC tới công nghệ chip tiên tiến nhất hiện nay vào năm 2023. Để rồi sau đó SMIC lại tiếp tục bị bỏ lại bởi các đối thủ lớn.

Theo CNN

>> Bị Google ngừng cấp phép sử dụng Android, điện thoại Huawei sẽ mất những tính năng gì?

Viết bình luận