Câu chuyện về những đứa em ngoan, suốt ngày vòi vĩnh quà cáp nhưng "tiền bạc phân minh" hơn cả người lớn

Hafa 20/05/2021 14:44

Những người từng trải thường rêu rao nhau câu nói "Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát". Vậy nên khi chứng kiến những đứa trẻ tuổi còn nhỏ mà đã có ý thức về tiền bạc thì ai cũng phải công nhận đúng là câu chuyện về những đứa em ngoan.

Trong khi MXH gần đây chia sẻ những câu chuyện em trai hay em gái vòi vĩnh tiền bạc anh trai, chị gái quá đà, gây áp lực tiền bạc lên người nhà một cách thái quá thì vẫn còn đó nhiều tấm gương bạn trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời người lớn. Mới đây, một người chị gái đã đăng bài chia sẻ về những đứa em ngoan ngoãn của mình, dù hay vòi vĩnh quà cáp từ chị gái nhưng chỉ đòi những thứ rẻ tiền khiến chị cũng phải bất ngờ.

Người chị đăng bài trên một diễn đàn MXH kể: "T sinh năm 96, là chị cả trong gia đình, sau t còn 3 đứa em nữa. Đây là tin nhắn của em út t đó, ẻm mới học lớp 3 thôi". Cô chị cho biết, cả ba đứa em đều ngoan, đang thời điểm nghỉ học tránh dịch, bố mẹ cô sợ các em buồn nên cho các em dùng điện thoại, lên mạng chơi và các em rất hay chat với chị gái ở xa.

Cô chị kể tiếp: "T thì hay cố gắng sắp xếp thời gian về cuối tuần chơi, và trước khi về t hay nt hỏi xem 2 em bé thích gì t mua về í, thì nay nhận được tin nhắn thế này. Lựa đồ chơi mà toàn lựa có 10k thôi à, "sợ chị không có tiền". Hèn chi mấy lần trước về cứ dấm dúi hỏi chị lấy tiền đâu mua trà sữa cho em các thứ, hoá ra lo chị ở trên đấy không có tiền xài ấy mà. Suy nghĩ của 1 em bé lớp 3 đó mng...".

Câu chuyện về những đứa em ngoan

Câu chuyện về những đứa em ngoan

Câu chuyện về những đứa em ngoan

Một câu chuyện khác cũng tương tự câu chuyện của cô gái, cũng là câu chuyện từ một người chị gái chia sẻ lên diễn đàn MXH. Câu chuyện này kể về đứa em trai ngoan: "Chẳng là cu cậu mới 8 tuổi, chưa được cho tiền tiêu vặt. Cứ mỗi đôi ba ngày xin lẻ bố mẹ, ông bà 1,2 nghìn, cũng không mè nheo xin nhiều. "Chắt bóp" có vẻ khá là lâu, thì hôm qua ông cụ non này mang 1 cục tiền lẻ ra đổi được đồng 50k của bố. Mình cứ nghĩ nó sẽ mua quà vặt ăn hết, vì trẻ con mà, hoặc khao thằng bạn "anh em chiến hữu" của nó 1 bữa "xiên nướng cổng trường" sau khi hết dịch. 

Không ngờ lúc nó ngủ rồi, mình sang phòng nó lấy sạc điện thoại (nó ngủ với bố mình), thì vô tình thấy tờ note vàng cùng tiền cu cậu để ngay ngắn trên đệm đầu giường. Chắc sợ quên nên phải note lại mới ghê, không chắc hôm sau không biết phải tiêu sao luôn. Thấy cu cậu dùng tiền dành dụm lâu ơi là lâu mà vẫn quyết mua đồ ăn sáng, mua nước cho mình đầu tiên, dù bình thường chị em như chó với mèo, rồi vẫn nhớ "cho mẹ" hết số tiền còn lại, tự nhiên khóe mắt mình thật cay".

Câu chuyện về những đứa em ngoan

Những câu chuyện truyền cảm hứng tích cực về tình cảm gia đình đã nhận nhiều tương tác trên các diễn đàn, nhiều cư dân mạng cũng chia sẻ về đứa em ngoan của mình: "Giống con bé nhà mình thế nhỉ. Cùng mẹ khác cha chứ cũng thương chị dữ lắm."; "T cũng có đứa em kém 10t, học rất giỏi nhưng chưa bh đòi hỏi cái gì cao sang. Năm nào học cũng đứng nhất lớp nhất khối cũng chạy về khoe chị 2 , nhưng hỏi thích gì 2 mua thì chỉ cần 1 ly trà sữa là ẻm vui rồi"; "Em mình được ai cho 8k xong về cho mình 3k, mình kêu sao không cho tao 5k, cái nó kêu 5k em còn ăn bim bim nữa, cầm 3k tiêu tạm đi"...

Câu chuyện về những đứa em ngoan

Tất nhiên, bên cạnh đó còn nhiều đứa trẻ chưa có ý thức cao về tiền bạc: "Em nhà người ta. Tui dẫn cháu trai đi mua đồ chơi, vô tiệm nó hỏi cái nào mắc nhất"; "Em trai tôy thì xin chị 3tr đi độ pô xe"; "Thằng em tôi lấy cắp tôi 200k tôi để dưới nệm"; "Chả bù thằng em mình! Xin 5k, mình không có tiền lẻ. Nó bảo đưa em thối cho, em có 5k sẵn"; "Nhà này thằng anh chắt bóp 1k, 2k được hơn 100k cất rất cẩn thận. Thằng e ăn trộm đi mua thịt nướng ăn. Thằng anh khóc luôn"...

Nhiều người cho rằng những đứa trẻ sinh ra trong gia đình không khá giả, giàu có thường có ý thức về tiền bạc hơn. Vậy nên hiện nay không ít các gia đình có điều kiện chăm sóc con em tốt đã sớm dạy trẻ về cách quản lý tiền bạc./.

Viết bình luận