Top 13 bộ phim nội dung cực kì hấp dẫn nhưng lại bị khán giả "ngó lơ" trong vòng 10 năm qua

Gạo 13/08/2019 10:48

MỤC LỤC [Hiện]

1. Bellflower

Trong quá trình sản xuất Bellflower, đạo diễn Glodell và đồng sự đã phải sử dụng đến những chiếc máy quay “có một không hai”, nhằm truyền tải đến cho khán giả những trải nghiệm hình ảnh khó quên nhất khi họ đang đắm chìm vào câu chuyện của hai nhân vật chính – những kẻ bị ám ảnh bởi ngày tận thế và rong ruổi khắp nước Mỹ với xe hạng nặng. Dù được thực hiện với ngân sách eo hẹp, bộ phim vẫn rất thành công trong việc xây dựng hiệu ứng hành động đẹp mắt. Riêng về phần nhìn của Bellflower, sẽ là thiếu sót nếu chúng ta bỏ qua hình ảnh các nhân vật lái chiếc xe Buick Skylark 1972 được trang bị súng phun lửa băng giữa sa mạc. Chắc chắn, nó sẽ chẳng là gì với siêu phẩm hành động Mad Max: Fury Road nhưng nếu đặt trong so sánh với các bộ phim ra cùng năm 2011, đây quả là một tiến bộ vượt bậc.

2. Cloud Atlas

Dựa trên cuốn tiểu thuyết hoành tráng của David Mitchell, bộ phim là một cuốn sử thi dài gần ba giờ, kể về hành trình thám hiểm thời gian, con người và các nền văn minh. Sáu nhân vật chính, sáu câu chuyện riêng biệt được kết nối với nhau theo một cách không ai ngờ đến, làm khán giả đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Vào thời điểm phát hành, Cloud Atlas đã gặp phải nhiều chỉ trích do phần hóa trang gây tranh cãi cũng như cốt truyện đồ sộ, kén người xem. Thế nhưng, nếu chỉ xét trên phương diện nghệ thuật, thật không dễ để tìm ra một bộ phim nào biết cách khơi dậy những cảm xúc thầm kín nhất trong lòng người xem, cũng như có thể cân bằng giữa tính sử thi, bi kịch và hài hước như Cloud Atlas có thể làm.

3. Coma

Giữa sự nở rộ của phong trào làm phim tài liệu trong thời gian trở lại đây, Coma là một trong những phim tài liệu gốc được đánh giá cao nhất. Phim được quay ở Damascus, phần lớn thời lượng bộ phim xoay quanh gia đình chính đạo diễn Sara Fattahi, khắc họa những mâu thuẫn giữa các cá nhân và chính bản thân Fattahi. Dù lấy bối cảnh là cuộc nội chiến khắc nghiệt tại đây, phim vẫn duy trì được sự cân bằng giữa hiện thực và tưởng tượng. Chính vì lý do trên, Coma đã thuyết phục được hội đồng ban giám khảo ở Liên hoan phim Viennale năm 2015 để nhận về giải thưởng Phim xuất sắc nhất.

4. The Edge of Seventeen

The Edge of Seventeen chọn một chủ đề rất thú vị làm đề tài, đó là nỗi lo lắng của tuổi trưởng thành. Phim nói về nhân vật chính Nadine, một nữ sinh trung học gặp nhiều vấn đề về tâm lý. Truyện bắt đầu khi cô thú nhận với giáo viên dạy môn lịch sử của mình (Woody Mitchelson thủ vai) về kế hoạch tự sát của cô. Những lời đe dọa và lời hồi đáp của người thầy sau đó khiến người xem hiểu thêm mối quan hệ gượng gạo của hai người này, đồng thời đặt bản thân hai nhân vật vào một cuộc hành trình tìm hiểu về mong muốn thật sự của bản thân hết sức bất ngờ. Có lẽ chính bằng cách khai thác nỗi buồn tiềm ẩn trong Nadine, đạo diễn Kelly Craig đã đưa người xem vào thế giới nội tâm phức tạp của cô gái tuổi teen này, cũng như nhiều người trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa trưởng thành khác.

5. God Help the Girl

Trong một thập kỷ trở lại đây, phim nhạc kịch đang trở thành món ăn tinh thần quen thuộc của khán giả khi đến rạp chiếu phim vào mỗi cuối tuần. Giữa nhiều cái tên nổi bật như Into the Woods, Jersey Boys, bộ phim độc lập God Help the Girl vẫn nổi lên như một cái tên sáng giá. Phim nói về một nữ bệnh nhân tâm thần trốn viện Eve (Emily Browning) để hoàn thành giấc mơ được trở thành nhạc sĩ của mình. Trong chuyến hành trình kỳ lạ đó, cô đã làm quen với James, Cassie và nhiều người khác. Dù có xuất phát điểm khác nhau, nhưng điểm chung giữa họ là niềm đam mê dành cho âm nhạc và mong muốn được khán giả công nhận tài năng.

Khi theo dõi bộ phim, khán giả sẽ bị cuốn theo từng cung bậc cảm xúc đa dạng của nhân vật trên nền nhạc hấp dẫn. Bộ phim cũng gây ấn tượng lớn cho người xem khi thể hiện khắc họa quá trình hình thành tham vọng nghệ thuật từ nỗi bất an trong các cá nhân. Một điểm làm nên sự hấp dẫn cho tác phẩm này là các bài hát ăn tai từ Belle và Sebastian cùng những nhân vật khác, khiến ta có cảm giác như bị "tắc trong đầu" trong một thời gian dài.

6. Ingrid Goes West

Trong danh sách những bộ phim bị đánh giá thấp của thập niên này, sẽ là một thiếu sót khi không đề cập đến Ingrid Goes West của Matt Spicer. Phim tập trung vào Ingrid Thorburun, một phụ nữ thần kinh không ổn định tại thành phố Pennsylvania. Sau khi phát hiện mình không được người bạn trên Instagram mời đến đám cưới, Ingrid đã phát điên và tấn công cô. Sau sự cố này, Ingrid bị đưa đến bệnh viện tâm thần và được ra viện ngay sau đó.

Cô làm quen với Taylor Sloane, một influencer có tiếng trên mạng xã hội và dần phát hiện ra những năng lực phi thường cũng như mặt trái của mạng xã hội. Phim hấp dẫn ở chỗ, nó không chỉ châm biếm những mặt trái của thế giới ảo mà còn đưa vào đó nhiều chi tiết giật gân, các cú twist thông minh. Với kịch bản chặt chẽ, cùng tính thời sự trong tư tưởng của đạo diễn, Ingrid Goes West xứng đáng nhận được nhiều hơn lời khen ngợi từ giới phê bình và công chúng.

7. Margaret

Bộ phim Margaret của đạo diễn Kenneth Lonergan được đánh giá là một tác phẩm “độc đáo, bao quát, mạnh mẽ khi nỗ lực thu trọn cả thế giới chỉ trong 3 tiếng.” Lý do khiến Margaret bị ghẻ lạnh ở phòng vé có thể nằm ở khu kiểm duyệt và cắt phim “vừa thiếu tâm lại thiếu tâm”, khiến cho cái hồn và nội dung cốt lõi của phim bị ảnh hưởng. Khi nhà phát hành cho ra mắt bản đầy đủ, người ta mới có dịp thấu hiểu toàn bộ ý đồ của đạo diễn gửi gắm vào phim; những chi tiết twist trong phim được thể hiện cụ thể hợn, các mối quan hệ giữa những các nhân vật cũng vì thế mà rõ ràng hơn, kết hợp với lối dựng phim bậc thầy; phim khiến cả những người xem khó tính nhất cũng thấy thỏa mãn.

8. Mistress America

Dù không được đánh giá cao bằng nhiều tác phẩm khác của đạo diễn Noah Baumbach và nữ diễn viên Greta Gerwig nhưng Mistress America vẫn đáng nhận được nhiều hơn sự công nhận từ phía khán giả. Phim kể về cô gái trẻ Brooke, đang chìm đắm trong nỗi cô đơn thì được “cứu” bởi Tracy, người chị kế năng động, sôi nổi. Điều đó đã kéo Brooke đi vào một chuyến hành trình bất ngờ về sự trưởng thành và tự nhận thức về bản thân mà đến chính khán giả cũng không thể ngờ tới cái kết ở đoạn cuối. Bên cạnh một số phàn nàn về lối thể hiện có phần “quá đà” của Gerwig trong phim, đa phần người xem xong đều không ngừng suy ngẫm về giá trị thực sự trong mỗi chúng ta.

9. Scream

Scream sẽ là một bộ ba phim hoàn hảo nếu như các nhà phát hành không quá tham vọng khi tìm cách tạo ra một thứ khác gần giống vậy, nhất là sau cái chết bất ngờ của đạo diễn Wes Craven. Thế nhưng, điều đó cũng chẳng làm ảnh hưởng gì đến lòng trung thành của các fan với loạt phim này. Trong phần phim thứ 4, tất cả các khuôn mặt xuất hiện từ đầu như Neve Campbell, Courtney Cox và David Arquette đều quay trở lại, cũng như giới thiệu thêm các nhân vật mới, được thủ vai bởi Emma Roberts, Hayden Panettiere, Rory Culkin và Nico Tortorella. Phim là cuộc rượt đuổi thót tim giữa kẻ sát nhân điên rồ sau chiếc mặt nạ Scream ám ảnh với các nhân vật chính, mà ấn tượng nhất phải kể đến các thanh thiếu niên “hám fame” với câu quote kinh điển “Tôi không cần bạn, tôi cần fan” của Jill Roberts.

10. Spring Breakers

Dù nhận được đánh giá tốt, nhưng tác phẩm Spring Breakers của Harmony Korine lại thất bại ở phòng vé do những lùm xùm xung quanh dàn diễn viên. Tuy nhiên, đây vẫn là một bộ phim đáng xem. Phim có hình ảnh mãn nhãn, cùng nội dung sâu sắc, hấp dẫn. Theo một sốngười, tác phẩm này đã phơi bày sự thật về một bộ phận giới trẻ tin rằng hành động quậy phá và có thái độ kiểu không-quan-tâm thì dễ thành công hơn là làm việc chăm chỉ. Bởi vậy, không quá lời khi nói Spring Breakers xứng đáng nhận được nhiều lời khen ngợi hơn là nó đang có.

11. Tamara Drewe

Dựa trên truyện tranh dài kỳ cùng tên, bộ phim kể về một cô phóng viên trẻ tuổi trở về quê nhà tại vùng quê ở Anh để bán ngôi nhà của người mẹ đã mất. Tại đây, cô đã gặp vô số chuyện dở khóc dở cười cũng như là tìm thấy tình yêu của mình. Mặc dù nhận được nhiều ý kiến ​​trái chiều khi ra mắt, nhưng Tamara Drewe vẫn là một bộ phim chuyển thể hài hước, thông minh và thú vị. Gemma Arterton đã cho thấy tài năng của mình trong vị trí nhân vật chính. Ngoài ra, các diễn viên phụ như Dominic Cooper, Luke Evans và Jessica Barden cũng rất xuất sắc. Đây cũng là một trong số ít bộ phim chuyển thể tập trung vào cuộc sống của phái nữ.

12. The Visit

Sau một thời gian dài ngụp lặn trong những bộ phim thảm họa, đạo diễn M. Night Shyamalan đã đánh dấu sự trở lại của mình với tác phẩm The Visit. Từ góc nhìn của một chiếc camera cầm tay, phim nói về chuyến thăm ông bà tại một vùng quê hẻo lánh của hai chị em Becca và Tyler. Mặc cho những lời can ngăn, cả hai vẫn quyết định làm theo ý của mình để rồi phát hiện ra những bí mật kinh hoàng. Chỉ với kinh phí 5 triệu USD, bộ phim đã thu về doanh thu lên tới 100 triệu USD. The Visit cũng đánh dấu một bước phát triển mới của đạo diễn gốc Ấn này trong cách xây dựng kịch bản và nhân vật.

13. 24 Frames

Bộ phim cuối cùng của đạo diễn Abbas Kiarostami, 24 Frames là một tác phẩm đặc biệt. Trong 120 phút của phim, người xem như lạc vào mê cung nghệ thuật, khi các cảnh phim người thật và hoạt hình xen kẽ cùng với hiệu ứng âm thanh chân thực, khiến người ta có cảm giác như đây là một thử nghiệm nghệ thuật, chứ không phải một bộ phim làm vì lợi nhuận. Điểm làm nên nét khác biệt cho 24 Frames là cách đạo diễn Kiarostami truyền tải góc nhìn của ông về thế giới ta đang sống qua cách kể chuyện đột phá, tạo cảm giác “sởn da gà” và gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ nhất của người xem.

Viết bình luận