Nghiện game và những hệ lụy khôn lường.

DũngDkz 16/05/2016 15:00

(Game8) - Game vốn dĩ không phải là xấu, chỉ là chơi game không đúng cách sẽ gây ra những hiệu quả xấu mà thôi.

 

"Trò chơi điện tử", hay gọi tắt là game đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của giới trẻ. Mục đích ban đầu của các NPH  đều dừng lại ở nhu cầu giải trí ngày càng cao của con người, tuy nhiên NPH chỉ có thể điều chỉnh đuộc sản phẩm game của họ, chứ không điều chỉnh đuộc hành vi của người dùng. Rất nhiều những câu chuyện dở khóc dở cười trên Thế Giới đã xảy ra trong thời gian gần đây, biến Game - vốn tự thân nó không xấu, lại trở thành một vấn nạn trong mắt nhiều cha mẹ.

 

Nghiện Game khiến con người dần phá hủy nhân cách

 

Tháng 11/2015, một người cha ở Buôn Mê Thuột, Việt Nam đã bị dư luận phản đối khi dùng xích sắt trói chân con trai (14 tuổi) để cấm con đến quán game. Người cha này cho biết, con ông đã nhiều lần bỏ nhà, bỏ học để "cày" thâu đêm suốt sáng ở quán game.

Ông cứ tìm về con lại trốn nhà đi. Để lấy tiền chơi game, con trai ông cũng đã vài lần ăn trộm tiền của gia đình. Cuối cùng bất lực, ông đành trói con vào cột nhà, hy vọng có thể cai nghiện game giúp con. Ông biết xích con là không đúng nhưng sợ thả ra thì con sẽ bị game làm hỏng mất.

 

Nghiện game không phải là một bệnh phá hủy con người như ung thư, nhưng nó là một căn bệnh tâm thần ngày càng phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Đã có rất nhiều cha mẹ đã phải đưa con đến bệnh viện bởi vì quá bất lực vì đã không thể khuyên bảo, ngăn cấm được việc chơi game của con.

 

Thậm chí có cha mẹ đến mức phải nhốt con, ngăn không cho con chơi game thì chúng lạ điên cuồng la hét, đập phá. Có những người giống như dính chặt vào màn hình không thể tách rời suốt cả ngày, cha mẹ gọi gì cũng không nghe thấy. Có những người cứ lảm nhảm với những nhân vật trong game. Phận làm cha làm mẹ, sao tránh khỏi đau lòng khi từng ngày từng giờ phải chứng kiến con mình chết dần chết mòn trong thứ cạm bẫy đó.

 

Game làm sai lệch nhân cách của giới trẻ

Những đứa trẻ nghiện game, thường có đặc trưng là "rất ngoan", ai nói gì cũng không giận, cũng không phản ứng gì. Bác sĩ hỏi bệnh nhân cũng không nghe thấy. Họ không nhìn, họ không nghe thấy vì họ đang chìm đắm trong trò chơi tưởng tượng, dù không ngồi trước màn hình.

 

Đồng thời, hành vi chơi game ảnh hưởng đến nền nếp sinh hoạt, khiến người nghiện mất ngủ, chán ăn, học hành sa sút, nhân cách thay đổi, ngại tiếp xúc, ít nói, trầm cảm, khi không có tiền chơi game thì sẵn sàng đi ăn trộm, cướp giật hoặc lừa lọc để có tiền.

 

Nghiện game phải điều trị đúng cách

 

"Nghiện game ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm thần. Người bệnh có thể hoảng sợ, lo âu, cáu gắt hoặc trầm cảm, lầm lì, hung bạo. Họ khá nhạy cảm đến mức có thể gây bạo lực nếu bị khiêu khích. Hoặc hết tiền chơi game, người nghiện game có thể trộm cắp, cướp giật, gây án mạng. Cũng có em buồn chán, kiệt sức cả về thể xác lẫn tinh thần đến mức muốn chết. Do đó, cha mẹ cần kịp thời đưa con đi khám để được tư vấn và điều trị" - Một vị bác sĩ nhận định.

Yếu tố thúc đẩy một người nghiện game bao gồm: môi trường, bạn bè rủ rê đi chơi, sẵn có nơi để chơi, nhàn rỗi; và yếu tố tâm lý của chính bản thân người nghiện. Do đó, để "cai" game, trước hết nên cắt đi một hoặc tất cả các yếu tố nói trên thì người nghiện game sẽ không có cơ hội tiếp cận trò chơi.

 

Khi đã đến mức nghiện, game cũng không khác gì các chất gây nghiện khác (heroin, rượu, bia,...), khi người nghiện sử dụng sẽ kích thích sự hưng phấn trong não. Vì thế, nếu bị cấm không chơi game nữa, người nghiện game sẽ bị hội chứng sau cai (bồn chồn, cáu gắt, trầm cảm, hung hãn,...)

 

Họ cũng sẽ tìm mọi cách để tiếp cận chất gây nghiện. Đến lúc này cần phải có sự can thiệp của các bác sĩ, ngoài tư vấn tâm lý còn phải dùng thuốc để điều trị.

 

Game không phải xấu, nếu ai biêt tận dụng nó như một phương thức giải trí trong cuộc sống đúng cách thì là điều tốt. Còn đối với những người nghiện game, đặc biệt là những đứa trẻ chưa có nhận thức sâu sắc thì phải nhờ đến sự can thiệp và giúp sức từ gia đình và xã hội đê có cách giáo dục tốt nhất.

 

Hãy trở thành những người chơi game thông minh các bạn nhé!

 

Viết bình luận