Overwatch: Phân chia vai trò và cách tạo một đội hình chất lượng trong game

Bruce Lê 15/05/2017 08:45

(Game8) - Trong các game multiplayer nhất là thể loại MOBA hay FPS như Overwatch, vai trò của các thành viên trong đội luôn là điều mà ai ai cũng cần biết cũng như để ý để có thể tạo được một đội hình mạnh nhất.

Trong màn hình lựa chọn hero ở đầu mỗi trận đấu, Blizzard đã phân chia các hero ra 4 loại khác nhau là Offense, Defense, Tank và Support. Tuy nhiên với tình trạng meta thay đổi và mỗi hero lại chuyên đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau thì việc phân chia này chỉ còn là tính tương đối và không còn hợp lí cho lắm nữa. Bài viết sau sẽ chỉ cho các bạn cụ thể về vai trò của các hero và cách để tạo được một đội hình chất lượng phụ thuộc vào kiểu phân chia này.

Flanker

- Bao gồm: Genji, Tracer, Sombra, Reaper.

 

Quay về thời xưa khi Genji còn là một con quái vật và là hero phải có trong tất cả các đội hình. Lúc bấy giờ hầu như các đội hình dành chiến thắng là đội hình có Genji tốt hơn, có khả năng luồn lách và hạ gục những hero core bằng phi tiêu rồi chém cả team địch bằng Dragon Blade. Từ đây, hành động móc lốp đối thủ đã được đặt một cái tên rất mĩ miều là Flank và những hero chuyên làm hành động này được gọi chung là những Flanker. Nhiệm vụ của các Flanker nói chung là vòng ra phía sau, gây náo loạn và hạ gục những vị trí quan trọng nhưng yếu máu như các hero DPS hay support của đối phương.

Tuy không gây quá nhiều sát thương như các Spammer hay DPS tuy nhiên bù lại có độ cơ động cao hơn hẳn và vì thế có khả năng gây biến động tốt nếu rơi vào đúng tay người sử dụng. Các đội hình nhất là đội hình tấn công cần một Flanker và thường ở meta này thì thường người được chọn sẽ là Tracer vì cô nàng này vừa có thể gây được lượng sát thương khá ổn vừa có khả năng tiếp cận nhanh chóng và phá nát đội hình với một quả Pulse Bomb.

Spammers

- Bao gồm: Pharah, Junkrat, Hanzo, Bastion.

Bắn bắn và bắn, các Spammer chỉ có một nhiệm vụ là nã đạn liên tục để phá vỡ những thứ kiểu như barriers hay khiên của đối thủ. Lượng sát thương gây ra bởi các Spammer cực kì khủng khiếp nhưng bù lại có nhiều điểm yếu khác nhau. Đa phần các hero kiểu này có độ cơ động rất kém nên dễ bị bắt chết nếu gặp các Flanker tốt của đối phương. Ngoại lệ duy nhất là Pharah vì hero này có khả năng bay lượn tuy nhiên hero này lại thường bị săn lùng và hạ gục đầu tiên bởi các DPS/ hitscan.

Các hero này cũng cần kĩ năng rất cao và đôi khi là may mắn để có thể bắn được đạn trúng vào mục tiêu (trừ Bastion). Tùy trường hợp mà đội bạn có thể chọn 1 trong những hero này nhưng nếu có thì cũng chỉ nên có 1 chứ không nên có nhiều hơn.

DPS

- Bao gồm: McCree, Soldier 76, Widowmaker

Không phải nói nhiều, đây là vị trí yêu thích của 90% các game thủ vì khi chơi DPS, bạn là đứa con cưng được cả đội bao bọc và chỉ cần nhả đạn tiêu diệt đối phương. Tuy không có lượng sát thương cao như các Spammer nhưng lượng sát thương của các hero DPS vừa đủ để tiêu diệt những mục tiêu quan trọng ở những vị trí cụ thể trên map. Trái với Pharah hay Junkrat, đạn của những hero này bay rất nhanh và không tốn quá nhiều thời gian nên với kĩ năng tốt một chút thì những DPS có thể dễ dàng bắn hạ kẻ địch hơn.

Tuy cùng điểm yếu là máu thấp và hay bị counter bởi các flanker nhưng các hero DPS vẫn có một độ cơ động nhất định và hơn thế được cả đội bảo kê rất sát sao. Mỗi đội hình bắt buộc phải có từ 1 đến 2 DPS để đảm bảo đủ lượng sát thương cần thiết tuy nhiên nếu con số này lên đến 3 thì thường kết cục sẽ là cả đội quay ra đổ lỗi cho nhau và trận đấu kết thúc với phần thắng dành cho đối thủ.

Tanker


-Bao gồm: Orisa, Reinhardt, Zaryta, D.VA.

Như cái bị thịt và đỡ được hàng tấn sát thương. Đó là những tanker mà đội hình nào cũng cần và không thể nào thiếu vắng trong các trận đấu. Các tanker sẽ bảo vệ cho hàng thủ yếu máu phía sau đồng thời giúp ích đang kể trong việc khắc chế các DPS của đối thủ. Làm tanker là nhiệm vụ khá khó khăn chứ không phải chỉ là một cái bị thịt để đỡ đạn. Bạn vừa phải chống đỡ với hàng tấn sát thương dồn tới từ trước mặt vừa phải để ý tới hàng ngũ phía sau của đồng đội và để mắt đến những Flanker của đối phương.

Vì nhiệm vụ vô cùng khó khăn nên thường mỗi đội cần có ít nhất là 1 hoặc thậm chí hơn là 2 hay 3 tanker. Đã từng có giai đoạn với chiến thuật Ana mới đội, một đội hình thậm chí có thể gồm tới 4 tanker 2 support mà không cần tới các DPS.

Initiator

- Bao gồm: Mei, Winston, Roadhog

Bao gồm những hero cũng khá khỏe mạnh béo tốt và sống lâu khó chết tuy nhiên Initiator lại không hoàn toàn mang nhiệm vụ giống Tanker. Những hero này sinh ra không phải để bảo vệ cho những DPS hay Spammer nhả đạn, tất cả những skill hồi máu hay tạo giáp của chúng đều được sử dụng để giữ mạng cho chính mình hơn là cho cả team.Những hero này như tên gọi có thể bắt đầu những trận chiến lớn nhờ việc lao thẳng vào kẻ địch như Winston hay bắt lẻ từng hero quan trọng như Mei và Roadhog. Vừa tốt trọng việc khởi đầu cuộc chiến, đây vừa là những ác mộng cho các Flanker.

Các hero này khi đồng đội chưa sạc đủ Ultimate để bắt đầu cuộc chiến sẽ bảo kê cả đội khỏi Genji hay Tracer, khi cần thiết thì những cú Hook, tường băng hay Jumpack sẽ làm náo loạn đội địch tạo tiền đề cho 1 combat thành công. Với meta hiện nay và độ hot của Winston trong các giải đấu lớn thì mỗi đội tốt nhất nên sở hữu 1 trong số những hero này trong đội hình

Offensive Healer

- Bao gồm: Lucio, Ana

Không cần nói nhiều, nếu như bạn biết chút ít tiếng Anh thì cái tên đã đủ nói lên vai trò của những hero này. Những Offensive Healer đi cùng với đồng đội và có khả năng giúp cả đội tấn công đội địch để hạ gục mục tiêu. Ví dụ cụ thể thì một cú Speed Boost của Lucio có thể giúp cả đội lao nhanh qua những vị trí nguy hiểm như cổng vào King's Row, Eichenwalde, Hanamura,... và chạm mặt nhanh chóng khiến kẻ địch bất ngờ.

Những sleepdart chuẩn xác hay pha buff Nano Boost thần thánh của Ana thì càng khỏi phải nói khi tất cả mọi người ai cũng từng trải nghiệm qua. Ở trong meta này thì thường đội hình nào cũng sẽ có Lucio hoặc Ana hay thậm chí là cả hai ở vai trò Support vì sức mạnh của 2 hero này quá khủng khiếp cũng như phù hợp với lối chơi của đa số đồng đội.

Defensive Healer

- Bao gồm: Mercy, Zenyatta

Ngược lại với Offensive Healer, các Defensive Healer có nhiệm vụ duy nhất là giữ cả đội sống sót qua từng pha giao chiến nhỏ lẫn combat lớn. Tuy nghe có vẻ nhàm chán nhưng tác động của các Defensive Healer còn lớn hơn nhiều so với những người đồng đội khác chủng loại. Transcendence của Zenyatta giúp cả đội sống sót qua hàng loạt những Ultimate hạng nặng của đối thủ như Graviton Surge, Earthshatter, Dragonblade,... Mercy với Ressurect thậm chí còn kinh khủng hơn khi hồi sinh tất cả đồng đội sống dậy với đầy đủ máu sau khi đối phương đã dùng hết tất cả những skill nguy hiểm nhất.

Ngoài ra khi không có combat lớn thì 2 hero này cũng có khả năng hồi máu và tăng sát thương gây lên đối thủ vô cùng đáng kể. Đã từng có thời rất hot nhưng hiện tại các Defensive Healer có phần hơi yếu thế so với các Offensive Healer, đội hình có thể có hoặc không có những hero dạng này đều chấp nhận được.

Support

Bào gồm: Symmetra, Torbjorn

Những support thực sự không như chúng ta nghĩ lại không hề có khả năng hồi máu. Tuy nhiên những hero này lại hỗ trợ cho đồng đội bằng nhiều cách khác nhau mà cụ thể ở hai hero này đó là teleport, khiên hoặc giáp giúp đội hình luôn vững chãi trước mọi đợt tấn công. Ngoài ra hai hero này cũng có khả năng đặt những trụ có chức năng khác nhau với khả năng gây lượng sát thương và độ khó chịu rất đáng kể giúp counter các flanker của đối phương lẫn những kẻ địch đi dạo vu vơ.

Tuy nhiên những hero này hầu như chỉ dùng khi phòng thủ và thường khá yếu đuối nếu không có trụ của mình ở bên cạnh, hơn thế nữa với meta hiện tại và phong trào lao thẳng vào như vũ bão thì tác dụng của những cái trụ này cũng không quá cao khiến cho dạng hero này dần dần biến mất. Tùy tình hình cụ thể và tùy vào map mà bạn có thể chọn cho đội hình một trong hai hero này. Tuy nhiên do việc chúng không hợp meta lắm nên nếu không có thì cũng không sao cả.

Nhìn chung, không có một quy chuẩn nhất định cho đội hình đẹp vì theo meta thì cơ cấu của đội hình lại thay đổi. Thời bắt đầu, đội hình 2-2-2 với 2 Support, 2 Defense và 2 Tank là đội hình chuẩn nhưng khi Ana xuất hiện thì đội hình 4-2 hoặc 3-2-1 với 4 hoặc 3 tank lại là hot. Tùy theo mỗi map chơi và sở trường bạn có thể lựa chọn cho mình những hero phù hợp với vai trò kể trên để tạo thành đội hình ăn ý và dành chiến thắng nhé!

Viết bình luận