7 điều thú vị chưa chắc các tín đồ của Tây Du Ký đã biết hết

Thor 23/02/2021 14:50

MỤC LỤC [Hiện]

Ngọc Hoàng không phải là người có địa vị cao nhất

Trong Tây Du Ký, nhiều người cho rằng Phật tổ Như Lai có địa vị cao nhất, Tôn Ngộ không đại náo Thiên Cung, Ngọc Hoàng Đại Đế mời Phật Tổ giúp đỡ. Trong nguyên tác, khi đó Ngọc Hoàng vô cùng bình tĩnh, xét cho cùng, thiên cung có nhiều cao thủ, một con khỉ không đáng để lo ngại. Tuy nhiên ở phiên bản của Lục Tiểu Linh Đồng, thậm chí còn xuất hiện cảnh Ngọc Hoàng vì quá sợ hãi phải núp sau chiếc bàn, thực chất là chuyện không thể nào xảy ra.

Tuổi thật của Hồng Hài Nhi

Cho dù xem đi xem lại Tây Du Ký nhiều lần nhưng ít người biết được rằng Hồng Hài Nhi (Triệu Hân Bồi thủ vai) chính là yêu quái có phép thuật mạnh nhất trong số 72 kiếp nạn của thầy trò Đường Tăng. Hồng Hài Nhi là con của Ngưu Ma Vương và Thiết Phiến công chúa. Tuyệt chiêu của cậu bé này là Tam Muội Chân Hỏa, ngọn lửa không thể bị dập tắt bởi nước thông thường. Hồng Hài Nhi tuy rằng trong bộ phim chỉ là một đứa trẻ, nhưng cũng đã 300 tuổi. Thực lực không hề kém Tôn Ngộ Không, thương pháp linh hoạt, năng lực phòng thủ mạnh mẽ.

Yêu quái xinh đẹp nhất muốn kết hôn với Đường Tăng

Chắc hẳn nhiều khán giả còn chưa quên tiếng đàn và giọng hát say lòng người của nàng thỏ Ngọc Thố Trinh với ca khúc Khúc hát Thiên Trúc trong tập 24. Yêu quái Ngọc Thố Trinh do Lý Linh Ngọc thủ vai không chỉ có tiếng hát mê đắm lòng người mà còn được khán giả bình chọn là nàng yêu quái xinh đẹp nhất.

 

Ngọc Thố Trinh là con thỏ ngọc hàng ngày xay thuốc trên cung Quảng Hàn của Hằng Nga. Sau khi trốn xuống hạ giới và giả làm công chúa Thiên Trúc, Ngọc Thố Trinh đòi kết hôn với Đường Tăng. Đáng tiếc Ngọc Thố bị Tôn Ngộ Không phát hiện, sau đó bị Hằng Nga đích thân xuống thu phục.

Đường Tăng không phải sư phụ duy nhất của Ngộ Không

Xem Tây du ký, khán giả đều biết Tôn Ngộ Không được sinh ra từ đá và Bồ Đề Tổ Sư chính là người đầu tiên dạy phép thuật cho Ngộ Không. Tuy nhiên, lai lịch của vị cao nhân này đối với nhiều người vẫn là một ẩn số. Trong Tây du ký, ngoài Phật tổ Như Lai thì chẳng ai có thể nắm giữ sinh mạng của Tôn Ngộ Không. Cho nên Bồ Đề Tổ Sư - người đã dạy cho Ngộ Không 72 phép biến hóa nhất định là người có lai lịch không bình thường.

Theo các nhà sử học Trung Quốc cho biết, dựa theo nguyên tác truyện Tây du ký và các tác phẩm có liên quan khác như Phong thần diễn nghĩa, Bồ Đề Tổ Sư chính là sư đệ của Phật Như Lai. Cho nên, khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai mới có thể trị được.

Mẹ đẻ của Đường Tăng là ai?

Dù xem đi xem lại nhiều lần, nhưng không phải khán giả nào cũng còn nhớ mẹ đẻ của Đường Tăng là ai. Tiểu thư Ân Vân Kiều do Mã Lan thủ vai trong tập 4 chính là mẹ đẻ của Đường Tăng. Nhân ngày tung cầu kén rể, Vân Kiều vừa mắt tân khoa trạng nguyên Trần Quang Nhụy (Từ Thiếu Hoa thủ vai) liền trao cầu cho chàng.

Trần Quang Nhụy và Ân Vân Kiều kết duyên được 100 ngày và đi du ngoạn trên sông thì bị tên lái đò hãm hại. Vân Kiều nhẫn nhục sinh con là Đường Tam Tạng. Về sau Tam Tạng dùng luật pháp trừng trị kẻ giết hại cha của ông.

Tuổi của Tôn Ngộ Không

Mở đầu Tây Du Ký là nói về xuất thân của Tôn Ngộ Không, do một tảng đá Tiên hấp thụ linh khí của trời đất và tinh hoa của nhật nguyệt mà sinh ra, theo cách nói của Bồ Đề Lão Tổ thì là “Trời Đất sinh ra”. Vậy nên từ góc độ này mà nói, tác giả viết về quá trình Thạch Hầu cầu Đạo và tu luyện, cũng là đang giảng giải về quá trình tu luyện của một người.

Tôn Ngộ Không là con khỉ được sinh ra từ một tảng đá ngoài biển, tuổi thọ được ghi là 342 năm. Khi ở Địa Phủ đã được 342 tuổi, sau đó làm nửa tháng Bật Mã Ôn (phụ trách trông coi ngựa) trên thiên đình. Nếu tính một ngày trên trời bằng một năm dưới hạ giới, chính là 15 năm. Tôn Ngộ Không lại tiếp tục làm thêm nửa năm chức Tề Thiên Đại Thánh, tức 177 năm. Ở trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân bảy bảy bốn chín ngày, nghĩa là thêm 49 năm nữa, thêm 500 năm bị phong ấn dưới núi Thái Hành, 14 năm đi lấy kinh, tổng cộng tuổi của Tôn Ngộ Không khi đó là hơn 1097 tuổi.

5 thầy trò thực ra chỉ là một người

Tác giả Ngô Thừa Ân thông qua chuyện lấy kinh mà dẫn dắt chúng ta đến việc không ngừng kiểm soát nội tâm trên đường đời, chiến thắng dã tâm, dục vọng, cuối cùng lấy được chân kinh, thành công một đời. Tôn Ngộ Không là tâm của con người, Đường Tăng là phần thân xác của con người, Trư Bát Giới là dục vọng của con người, Sa hòa thượng là bản tính của con người và ngựa Bạch Mã là ý chí của con người.

Viết bình luận