Top 5 game khiến nhà phát triển, cha đẻ của chúng bị phá sản

Tường Tạ 07/02/2017 09:25

(Game8) -  Dưới đây là những cái tên khiến chính cha đẻ của chúng bị phá sản, hãy cùng chúng tôi điểm qua đó là những tựa game nào nhé.

>> Top 5 game đáng thất vọng nhất năm 2016

>> Top 5 tựa game cho phép người chơi trở thành kẻ xấu thực sự

 

Sim City 2013 - Maxis Emeryville

 

Khi Sim City được ra mắt, một trong những điều làm game thủ khó chịu nhất đó là việc người chơi cần có kết nối Internet mới có thể chơi được game. Nhà phát triển của Sim City là Maxis khẳng định rằng việc kết nối Internet là một tính năng thiết yếu của game để người chơi sẽ có trải nghiệm tốt nhất, nhưng trên thực tế, đây chính là việc khiên cho Sim city không thể chơi nổi do server của game liên tục bị lỗi, làm người chơi không thể kết nối đến máy chủ, biến game thành một phần mềm vô dụng chỉ tốn dung lượng của máy. Điều tương tự cũng xảy ra với Diablo 3 khi Blizzard mới phát hành game, khiến hàng triệu game thủ không thể nào thưởng thức những thứ mà họ đã bỏ tiền ra mua. Tuy sau này EA và Maxis đã làm cho Sim City có thể chơi được mà không cần thiết phải kết nối Internet nhưng đã quá muộn, doanh thu từ Sim City đã thấp thảm hại, khiến Maxix bị EA cho đóng cửa vào năm 2015.

 

Cái tên đáng thất vọng trong series Sim

 

Daikatana - Ion Storm

 

John Romero là một trong những người làm việc cho Idsoftware, nhà phát triển đã làm ra Quake, Doom và Wolfenstein, tổ tiên của dòng game FPS. Vậy nên khi mà Romero rời Idsoftware để thành lập đội ngũ phát triển game cho riêng mình, ai cũng nghĩ nó chắc chắn sẽ là một sản phẩm chất lượng đình đám. Thậm chí để quảng bá cho Daikatana, sản phẩm của đội ngũ mới mà Romero thành lập, một poster vô cùng chất đã được tung ra: "John Romero chuẩn bị biến bạn thành một con hàng". Nhưng sau hàng loạt chậm chễ game mới được ra mắt, và game thủ đón nhận một sản phẩm tràn ngập lỗi với lối chơi tẻ nhạt, cốt truyện ngớ ngẩn, không giống một tí gì với những lời giới thiệu của Romero. Điều này đã khiến cho Ion Storm nhanh chóng bị phá sản và ngững hoạt động chỉ 2 năm sau khi Daikatana ra mắt.

 

Duke Nukem Forever - 3D Realm

 

"Sau 15 năm phát triển, Duke Nukem nên hay đấy" Đấy chính là lời thoại của nhân vật chính Duke trong trailer Duke Nukem Forever. Đáng buồn là nó lại không như vậy, Duke Nukem Forever trải qua 15 năm ròng rã phát triển, được thay đổi một loạt công nghệ làm game mới, thế nhưng ngày ra mắt thì vẫn không thấy đâu. Nhà phát hành của game là 2K còn kiện đội ngũ làm game 3D Realm vì việc chậm chễ trong việc hoàn thành game và 3D Realm buộc phải bỏ dự án để cho GearBox hoàn thành nốt sản phẩm của mình. Game cuối cùng cũng được ra mắt trong năm 2011, 1 năm sau khi GearBox bắt tay vào làm game và đã được 15 năm kể từ ngày Duke Nukem bắt đầu được phát triển. Tuy phát triển lâu đến như vậy nhưng game nhận được vô cùng nhiều chỉ trích từ phía game thủ về mọi khía cạnh của game, từ lời thoại, hoạt ảnh, vũ khí, kẻ địch, tất cả mọi điều này đã tạo nên một game Duke Nukem thảm bại, làm xấu mặt cho series FPS được yêu quí.

 

Sau 15 phát triển, đáng ra Duke Nukem Forever không nên được làm ra

 

ET - Atari

 

Chắc hẳn ai cũng đã xem, hoặc ít nhất nghe đến bộ phim ET được đạo diễn bởi Steven Spielberg và nhạc phim được làm bởi John William. Vậy nên ai cũng nghĩ game được làm theo bộ phim nổi tiếng nhất những năm 80s sẽ gặt hái được thành công vang dội. Nhưng sự thật thật là phũ phàng, để kịp cho ngày ra mắt vào dịp lễ giáng sinh, những người làm game chỉ được làm trong khoảng thời gian ngắn ngủi có 5 tuần. Và khi được ra mắt, game ET đã được gắn mác game tệ nhất từng được làm ra, khiến cho Atari, nhà phát triển của game và cũng là một trong những công ty game lớn nhất thời bấy giờ phải tiêu hủy toàn bộ những bản copy của game vẫn chưa được bán ra. 2,5 triệu bản copy đã bị chôn vùi dưới bang New Mexico, Mỹ, làm cho Atari phá sản và đồng thời chấm dứt kỉ nguyên vàng đầu tiên của ngành công nghiệp game.

 

Game tệ nhất từng được làm ra

 

LA Noire - Team Bondi

 

Game phá án tuyệt vời LA Noire

 

Là game duy nhất trong danh sách này mà hay, LA Noire cho phép người chơi nhập vai vào một thám từ điều tra của thành phố Los Angeles, Mỹ vào năm 1947, thời kì của những tay trùm Mafia. Team Bondi đã thiết kế game vô cùng tốt, những chi tiết được tạo ra tỉ mỉ để bắt game thủ phải động não thì mới có thể tìm ra được hung thủ, cốt truyện của game cũng được viết rất tốt. Nhưng điểm nhấn của game là ở công nghệ tái tạo khuôn mặt vô cùng thực tế, khi đi phá án, người chơi sẽ phải thẩm vấn rất nhiều nhân chứng và lấy lời khai của họ, tuy vậy để biết những lời khai đó là thật hay sai thì người chơi sẽ phải phán đoán dựa rất nhiều dựa trên biểu hiện của nhân vật mà mình đang tra khảo. Và tất nhiên để có thể sử dụng một công nghệ tối tân hiện đại thế thì tốn khá nhiều tiền, Team Bondi đã không gánh nổi số tiền này và buộc Rockstar phải nhảy vào phân phối game để đảm bảo LA Noire được nhìn thấy ánh sáng ban ngày. Tuy nhận được nhiều phản hồi tích cực của game thủ, có người còn gọi LA Noire là game hay nhất từng được làm ra nhưng đáng buồn là doanh thu của LA Noire đã không thể hiện được điều này, dẫn đến việc Team Bondi đã bị phá sản sau đó.

 

>> Top 5 game kinh dị sẽ khiến người chơi khóc thét trong năm 2017

Viết bình luận