Trong số những doanh nhân tuổi Sửu thành đạt hàng đầu Việt Nam có 2 nữ doanh nhân hết sức thành công, là tấm gương đáng học hỏi trong lĩnh vực kinh doanh.
MỤC LỤC [Hiện]
Ông Long (SN 1961) hiện sở hữu khối tài sản ước tính khoảng 2,1 tỷ USD, theo Forbes tính đến ngày 18/1/2021. Bloomberg từng dẫn lời tỷ phú Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT kiêm nhà sáng lập Hòa Phát: "Những ngày đầu khởi nghiệp, tôi chỉ có niềm đam mê và không biết sợ là gì". Khi thành lập tập đoàn Hòa Phát năm 1992, ông không hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực thép nhưng nay Hòa Phát đã là doanh nghiệp sản xuất thép hàng đầu Việt Nam với thị phần chiếm gần 1/3 tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng cả nước.
Cổ phiếu Hòa Phát cũng đã tăng gấp đôi trong năm 2020 khi lợi nhuận tăng vọt, đưa Hòa Phát trở thành doanh nghiệp thép niêm yết lớn nhất Việt Nam, tài sản của ông Long và vợ qua đó cũng tăng lên 1,9 tỷ USD, theo thống kê của Bloomberg. Trong bảng xếp hạng các tỷ phú đô la của tạp chí Forbes, ông Trần Đình Long hiện đứng vị trí 1.756 trên thế giới và thứ 3 tại Việt Nam.
Bà Trương Thị Lệ Khanh là một trong 2 đại diện của Việt Nam lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2020 (Asia's Power Businesswomen) của tạp chí Forbes. Nữ doanh nhân sinh năm 1961 là con út trong một gia đình có 4 anh chị em ở đất miền Tây An Giang, theo học tại Đại học Tài chính Kế toán TP HCM và tốt nghiệp với tấm bằng Cử nhân Kinh tế.
Năm 23 tuổi, bà được bổ nhiệm vào Sở Tài chính tỉnh An Giang và chỉ 2 năm sau, bà đã trở thành kế toán trưởng Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang rồi thăng chức Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Châu Thành An Giang ở tuổi 25. Công ty CP Vĩnh Hoàn được bà thành lập cuối năm 1997, chuyên xuất nhập khẩu các mặt hàng như cá tra, basa fillet, và các hàng giá trị gia tăng từ con cá tra. "Vĩnh là vĩnh viễn. Hoàn là hoàn cầu. Vĩnh Hoàn tức là mãi mãi tồn tại trên khắp thế giới", bà Khanh từng nói về tên công ty.
Dưới sự dẫn dắt của bà Khanh, trong 12 năm từ 2007 đến 2018, doanh thu của Vĩnh Hoàn tăng 750%, lợi nhuận gấp 15 lần. 2 năm 2019 và 2020, do tác động bởi các yếu tố khách quan, trong đó có Covid-19 nên doanh thu và lợi nhuận của Vĩnh Hoàn giảm mạnh. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 705 tỷ đồng, giảm 40% so với năm trước.
Ông Huỳnh Uy Dũng (SN 1961, còn gọi là ông Dũng "lò vôi") là Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Đại Nam - Doanh nghiệp sở hữu khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến nổi tiếng khắp Việt Nam với diện tích lên đến 450 ha tại Bình Dương. Ông Dũng từng đảm nhiệm vai trò chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) từ năm 1994 đến 1996.
Sở dĩ có biệt danh Dũng "lò vôi" vì trước đây do cuộc sống quá nghèo khó, ông Dũng phát triển ý tưởng làm lò vôi để sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp nhưng sau đó ông bán lò vôi để làm giám đốc Công ty sơn mài Thanh Lễ, sau này là Công ty thương mại XNK Thanh Lễ. Trước khi tiếp nhận công ty Thanh Lễ, ông Dũng đưa ra điều kiện nếu làm ăn thua lỗ thì ông sẽ bỏ tiền túi ra bồi thường, ngược lại thì công ty phải trích cho ông 10% tiền lời thu được và kết quả năm đầu ông làm giám đốc, lợi nhuận công ty vượt xa mong đợi.
Bước ngoặt cuộc đời của ông Dũng "lò vôi" là khi ông quyết định rót vốn vào khu công nghiệp Bình Đường, sau đó là 2 khu công nghiệp Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3. Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến được ông bắt tay vào xây dựng từ tháng 9/2007 với mục tiêu trở thành khu du lịch lớn nhất Đông Nam Á với diện tích 700 ha cùng số tiền đầu tư lên tới 5.000 tỷ đồng.
Ông Kiên (SN 1973) tốt nghiệp chuyên ngành bác sĩ đa khoa trường Đại học Y hà Nội, nhận bằng cử nhân chuyên ngành Tiếng Anh tại trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội và bằng thạc sỹ trường ĐH Hawaii tại Manoa. Ông bắt đầu công việc làm hướng dẫn viên du lịch với mục đích ban đầu để trang trải chi phí cho các nghiên cứu y tế của mình tại ĐH Y Hà Nội. Cơ duyên này đã đặt nền tảng để ông quyết định khởi nghiệp trong ngành du lịch với việc sáng lập Buffalo Tours vào năm 1994.
Từ một hướng dẫn viên, ông đã phát triển Buffalo Tours thành một trong những tập đoàn du lịch hàng đầu khu vực và Việt Nam. Công ty này đã phát triển lên quy mô toàn cầu với 17 văn phòng điều hành tại khu vực Châu Á ở 11 nước với 4 văn phòng kinh doanh tại Úc, Anh, Mỹ, Nga. Trải qua 21 năm hoạt động và phát triển, từ một doanh nghiệp nhỏ điều hành các tour du lịch mạo hiểm tại Việt Nam với thương hiệu Buffalo Tours, ngày nay TMG là một trong những tập đoàn du lịch hàng đầu Đông Nam Á với 3 lĩnh vực chính và 10 thương hiệu.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo (SN 1973) được biết đến nhiều nhất từ vụ ly dị ồn ào với "vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ và việc tranh chấp quyền quản lý Trung Nguyên.
Năm 1996, bà Thảo cùng chồng cũ khởi nghiệp với hạt cà phê tại quê nhà Buôn Ma Thuột. Với chiến lược nhượng quyền, Trung Nguyên đã mở rộng hàng nghìn cơ sở trên khắp Việt Nam và phát triển thương hiệu cà phê hoà tan G7. Sau khi ly thân với chồng, bà Thảo làm Tổng giám đốc Trung Nguyên International và ra mắt thương hiệu King Coffee.
Sau khi ly hôn với ông Vũ và được pháp luật công nhận việc tự nguyện thỏa thuận các bên, bà Thảo giành quyền nuôi các con chung, chấp nhận sự tự nguyện của ông Vũ cấp dưỡng cho các con mỗi năm 10 tỷ đồng, tính từ 2013 cho đến khi học xong đại học. Về tài sản, ông Vũ nắm quyền quản lý tất cả cổ phần tại các công ty trong Tập đoàn Trung Nguyên.
Về bất động sản, tòa giao bà Thảo sỡ hữu, quản lý, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất gồm 7 bất động sản trị giá 375 tỷ đồng, ông Vũ được quản lý đất và tài sản gắn liền với đất tương đương 6 bất động sản trị giá 350 tỷ đồng. Bà Thảo năm quyền sở hữu tiền, vàng, ngoại tệ đang có tại các ngân hàng trị giá hơn 1.764 tỷ đồng và ông Vũ phải thanh toán chênh lệch cho bà Thảo số tiền 1.510 tỷ đồng.
Với tổng tài sản ước tính này, bà Thảo hoàn toàn có thể đứng vào nhóm những người phụ nữ giàu nhất Việt Nam. Đến nay, việc giải quyết kiến nghị của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đối với quyền sở hữu nhãn hiệu "Trung Nguyên" và "G7 Coffee" vẫn chưa đi đến hồi kết.
Theo Soha.vn
>> CheckinVietnam - cùng cộng đồng game thủ vi vu khắp nơi - click ngay: https://checkinvietnam.vtc.vn/
Viết bình luận