Loạt tranh động vật thời Trung cổ sau khi được chia sẻ lên MXH đã gây cười nghiêng ngả và thu hút nhiều bình luận hài hước. Các bức tranh chưa hoàn hảo có lẽ bởi họa sĩ chưa bao giờ nhìn thấy chúng ngoài đời thật.
Mới đây, loạt tranh vẽ động vật hoang dã thời Trung cổ đã được chia sẻ lên một trang mạng thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng. Fanpage đăng loạt tranh cho biết: "Những bức vẽ động vật thời Trung cổ trông khá dị vì họa sĩ chưa bao giờ nhìn thấy chúng ngoài đời thật...".
Thời kỳ Trung cổ là một giai đoạn trong lịch sử châu Âu, bắt đầu từ thế kỷ 5 tới cuối thế kỷ 15. Có lẽ do đây là thời kỳ mà những phát minh, nghiên cứu khoa học và cả công việc đi săn thú rừng vẫn còn ở mức thô sơ nên người ta biết về các loài động vật hoang dã qua những lời kể hơn là quan sát tỉ mỉ hoặc cũng có thể do nghệ thuật hội họa thời đó chưa phát triển.
Cộng đồng mạng sau khi xem xong các bức vẽ đã được phen cười nghiêng ngả và đưa ra nhiều bình luận hài hước: "Chắc đây là lý do người ta phải xây vườn bách thú và cố phát minh ra máy ảnh. Ơn giời, giờ chúng ta đã có kênh Animal Planet và Google."; "Những hình ảnh này sẽ xuất hiện lại trên tay các hoạ sĩ trong tương lai vì sắp tới sẽ k đc nhìn thấy mấy con đó nữa"; "Chó được nuôi phổ biến nên con nào thấy cũng có mặt chó trong đó"...
1. Bức vẽ con hàu: "Con này giống ốc anh vũ hơn"; "Nhìn kiểu gì cũng thấy giống cái bánh quy"; "Mỗi tôi nhìn ra con mèo vằn cuộn người thôi à"...
2. Ảnh minh họa con báo trong tuyển tập ngụ ngôn Aberdeen Bestiary, thế kỷ 12: "Trừ cái đuôi ra thì cũng sai lắm đâu. Khác biệt còn ở phong cách vẽ nữa"; "Báo chầm cảm"; "Sư tử không bờm, lại còn chấm bi"...
3. Cá sấu trong tuyển tập ngụ ngôn Rochester Bestiary: "Cá xấu đúng hơn"; "Bỏ cây thước lên để vẽ con sấu hay gì mà nhìn còn thẳng hơn giới tính của tui z"; "Họa sĩ chắc tham khảo mấy con tắc kè hả?"...
4. Voi, không rõ họa sĩ, cuối thế kỷ 13: "Trông giống con heo vòi"; "Tưởng heo rừng"; "Tưởng lợn rừng nhưng phá cách với mũi dài"; "Miêu tả cũng có sai đâu: tai to, vòi dài và cũng to, răng dài cong cong"...
5. Sư tử và gấu, không rõ họa sĩ, đầu thế kỷ 13: "Rồi con nào sư tử con nào gấu"; "Giống mấy con trên mái đình chùa nhỉ, mỗi tội con này nhìn mặt bỉ ổi hơn"; "Thêm hai cặp sừng nữa là bọn này như kỳ lân luôn"...
6. Cá voi, thế kỷ 13: "Con này cá cầy chứ cá voi chi"; "Hình ảnh cá chép chở ông Táo về trời"; "Con cá chó mà"...
7. Ốc sên, Jacob van Maerlant, 1350: "Này chắc ốc heo chứ ốc sên nỗi gì, nhìn y chang cái đầu heo dị"; "Ốc sên nhưng trúng ngải heo"; "Ốc lợn chứ ốc sên gì tr"...
8. Cọp, thế kỷ 12: "Có ai để ý ổng thả mồi nhử rồi bắt con của nó đi k? Quá đáng ghê"; "Cọp gì như con Linh cẩu vậy"; "Đến con người mấy lão còn vẽ chả giống nữa là"...
9. Hà mã, Jacob van Maerlant, 1350
10. Cú mèo: "Mới đi 30shine về hả bé?"; "Jiztr? Tự nhiên đang đậu bị đem ra làm trò cười"; "Nhìn mặt đúng kiểu tấu hài"; "Hảo đầu tóc"...
Nhìn mặt đúng kiểu tấu hàiNetflix ra mắt khu trò chơi thật... như trong phim để quảng bá "Squid Game" Mới đây, loạt ảnh được cho là "Squid Game" ngoài đời thực đã được đăng tải trên MHX thu hút nhiều sự chú ý từ cộng đồng mạng với nhiều nhận xét thích thú và hài hước. Đây được cho là động thái quảng bá "Squid Game" của Netflix khi họ đã dựng lại các khu trò chơi trong phim và địa điểm này ở ga Itaewon, Hàn Quốc... Xem thêm tại đây! |
Viết bình luận