MỤC LỤC [Hiện]
Everest không phải là ngọn núi cao nhất thế giới
Điều đó chỉ đúng nếu như bạn tính độ cao so với mặt nước biển. Nhưng nếu tính cả chân núi dưới đáy Đại Dương, thì đỉnh núi cao nhất thế giới phải là Mauna Kea ở Hawaii, với tổng độ cao lên tới hơn 14 ngàn mét.
Những bộ lạc hoang dã
Có một số nơi trên thế giới người dân địa phương sống cực kỳ tách biệt với bên ngoài và gần như không có liên lạc nào với người hiện đại. Điều đó khiến cho chúng ta có rất ít thông tin về họ. Để đảm bảo sự tồn vong của những bộ lạc này, chính phủ nhiều quốc gia thậm chí còn cấm người ngoài không được xâm phạm vào lãnh thổ, đề phòng những dịch bệnh mà người ngoài mang tới có thể khiến cho những bộ lạc này biến mất hoàn toàn.
Thác có màu đỏ như máu ở Nam Cực
Có một thác nước vô cùng bất thường ở Nam Cực, nước của nó có màu đỏ và cực kỳ mặn. Nguyên do là lượng lớn sắt đã khiến cho nước có màu như vậy. Ngoài ra nguồn của nó là một hồ nước mặn cổ đai bị bao phủ bởi lớp băng dày đến 400 mét.
Hệ thống dẫn nước cổ xưa nhất thế giới
Những cái lỗ tròn này được gọi là Qanat – đây là hệ thống cấp nước cổ xưa của người Ba Tư.Có một kênh đào ngầm giúp người dân lấy nước để sinh hoạt hoặc tưới tiêu. Điều đặc biệt là nó đã xuất hiện từ cách đây 3000 năm.
Dải lỗ bí hiểm
Bạn có thể tìm và xem tận mắt những chiếc hố này qua Google Earth. Chúng trải dài từ Bắc xuống Nam tại Peru. Các nhà khảo cổ tin rằng đây là cách để người dân Inca xa xưa dự trữ lương thực.
Hồ “bùng nổ”
Có những hồ nước trên thế giới trở nên rất nguy hiểm, không phải vì quá sâu mà vì chúng chứa lượng lớn khí ga, có thể gây nổ bất cứ lúc nào. Một thảm họa ở hồ Nyos, Cameroon đã xảy ra vào năm 1986 khiến 1770 người phải gánh chịu hậu quả vì quá nhiều khí CO2 bị thải ra bầu khí quyển.
Cát biết hát
Hiện tượng này xảy ra khi các tinh thể cát va chạm, cọ sát nhau trong quá trình di chuyển. Khối lượng cát càng lớn, âm thanh chúng phát ra càng lớn, nghe như thể một dàn đồng ca giọng nam trầm ngân vang vậy.
Đại dương sâu thẳm vẫn còn hằng sa số những bí hiểm
Sự thật là chúng ta mới chỉ biết tới khoảng 5% những gì đang xảy ra dưới đại dương. Các nhà khoa học vẫn đang tìm ra những loài động thực vật biển mới hàng ngày. Bức ảnh trên đây là 4 trong số những loài vật mới được phát hiện vào tháng 9 năm 2017.
Đây mới là nơi khô nhất trên thế giới
Sa mạc nóng bức không phải là nơi khô hanh nhất thế giới như nhiều người tưởng tượng, mà thực tế là thung lũng McMurdo ở châu Nam Cực giá lạnh. Một vài vùng ở nơi đây đã không có giọt mưa nào trong ngót nghét…2 triệu năm. Điều kiện tự nhiên ở đó giống hành tinh Sao Hỏa đến mức cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ từng đến đây để thử nghiệm thiết bị thăm dò của mình.
Khu rừng “cong”
Cánh rừng này nằm ở phía tây Ba Lan. Nhiều cây cối nơi đây đều mọc cong vòng một cách khó hiểu. Nhiều người tin rằng chúng có hình dáng vậy vì bão lũ, một số khác thì lại nghĩ do con người bẻ cong từ khi cây còn bé.
Con mắt châu Phi
Con mắt có tên chính thức là Cấu trúc Richat, kích thước lớn đến nỗi các Phi Hành Gia còn dùng nó để định hướng. Dù trông như một cú va chạm của thiên thạch với Trái Đất nhưng thực ra con mắt của Châu Phi lại là kết quả của sự sói mòn.
Những hòn đá di chuyển kỳ lạ
Ở thung lũng tử thần tại Mỹ, có một hiện tượng gọi là Đá biết đi, khi những cục đá dường như có thể tự di chuyển từ nơi này qua nơi khác. Sự thật thì chúng là những tảng băng, di chuyển vì địa hình hoặc gió thổi khi lớp băng phía dưới tan dần ra.
Viết bình luận