6 mẹo hay cha mẹ có thể giúp trẻ kiềm chế cơn tức giận, hiệu quả ngay tức thì

Oda 24/09/2021 09:05

Giận dữ là cảm xúc thường gặp ở trẻ. Nó có thể tạo ra bầu không khí tiêu cực cho cả gia đình. Nhưng có nhiều cách bố mẹ có thể làm để giúp trẻ kiềm chế cơn giận. 

Dưới đây là 6 lời khuyên mà bố mẹ có thể tận dụng trong mọi tình huống để hướng dẫn con kiểm soát cảm xúc cũng như giúp trẻ kiềm chế cơn giận tốt hơn.

Dạy trẻ xác định cảm xúc

Nếu một đứa trẻ không thể hiểu được cảm xúc của mình, chúng sẽ không thể diễn tả thành lời. Do đó, nếu không hiểu được sự tức giận đang hiện hữu, trẻ sẽ thể hiện sự thất vọng bằng cách đánh hoặc ném những đồ vật xung quanh. Vì vậy, việc làm giàu vốn từ vựng của trẻ rất quan trọng. Bố mẹ có thể dạy con một số tính từ cơ bản diễn tả cảm xúc như: tức giận, buồn bã, hạnh phúc hoặc sợ hãi. Bố mẹ có thể dạy con thông qua các câu chuyện, tranh ảnh hoặc hình ảnh của các nhân vật rõ ràng đang trải qua một cảm xúc tương tự,…

Cố gắng giải đáp tại sao lại nảy sinh những cảm xúc đó

Trả lời và đặt câu hỏi là một phần quan trọng của việc học và nó rất cần thiết cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên giải thích cho trẻ biết rằng đặt câu hỏi sẽ giúp bé có thêm thông tin về điều trẻ đang thắc mắc. Hỏi tại sao điều gì đó xảy ra có nghĩa là có một lý do đằng sau quá trình đó. Ví dụ: “Con ngã vì vấp phải một tảng đá.”

Thực hành các kỹ thuật thư giãn

Cũng giống như người lớn, trẻ em cũng có thể trải qua các mức độ khác nhau: mệt mỏi, lo lắng và căng thẳng khác nhau. Có một số kỹ thuật thư giãn đơn giản có thể giúp trẻ bình tĩnh. Tùy theo từng độ tuổi, chọn một kỹ thuật thư giãn phù hợp là cách hiệu quả giúp trẻ kiềm chế cơn giận. 

– Trẻ sơ sinh từ 0 đến 3 tuổi: mát-xa thư giãn, sử dụng bình làm dịu cảm xúc.

– Trẻ mới biết đi từ 3 đến 7 tuổi: kỹ thuật thổi bóng, kỹ thuật con rùa.

– Trẻ từ 7 đến 9 tuổi: kỹ thuật thiền, tô màu, chơi búp bê.

– Trẻ từ 9 đến 12 tuổi: kỹ thuật thở chuyên biệt.

Bình thường hóa mọi cảm xúc (kể cả tức giận)

Trong mọi trường hợp, dạy con rằng tức giận là một cách tự nhiên mà cơ thể muốn cảnh báo có điều gì đó không ổn. Mục tiêu là giúp trẻ tìm ra cách đối phó với cảm xúc tiêu cực này và xoa dịu nó. Nói về cảm giác tức giận sẽ khiến bé nhận thức rõ hơn về cảm xúc ở thời điểm hiện tại và dễ dàng xác định nó trong tương lai. 

Tránh nhượng bộ những cơn giận của trẻ

Khi cảm xúc bộc phát mạnh mẽ, nhiều trẻ thường ăn vạ. Trẻ nghĩ rằng đó là cách hiệu quả nhất để bố mẹ đáp ứng nhu cầu của mình. Tuy nhiên, cha mẹ phải học cách đối phó thay vì nhượng bộ hay nuông chiều theo mong muốn của con. Nhượng bộ trẻ có thể là một giải pháp ngắn hạn nhưng về lâu dài có thể thúc đẩy các vấn đề hành vi tiêu cực ở trẻ như cư xử thô lỗ, phản kháng. Cách tốt nhất là giúp trẻ kết nối cảm xúc của mình để trẻ tự tin rằng nhu cầu của mình sẽ được đáp ứng đúng lúc.

Dùng sự hài hước 

Tất nhiên, khi một đứa trẻ đang trong cơn giận dữ tột độ rất khó để tìm thấy sự hài hước. Nhưng nó không phải là không thể. Trên thực tế, bố mẹ vẫn có thể tận dụng sự hài hước. Đầu tiên, bố mẹ phải tìm gốc rễ của vấn đề thừa nhận một thực tế rằng, nhiều khi bất đồng quan điểm là do những hiểu lầm khá ngớ ngẩn. Hãy chỉ ra điều này một cách nhẹ nhàng nhất và hài hước để giúp bé giải tỏa căng thẳng. Óc khôi hài là một “công cụ” quan trọng để nuôi dạy nên những đứa trẻ hạnh phúc. 

Viết bình luận