1. Tượng Phật 1000 năm tuổi lớn nhất thế giới tại Quý Châu, Trung Quốc
Theo thông tin từ truyền thông Trung Quốc, một bức tượng Phật được điêu tạc từ đá tự nhiên, ẩn sâu ở dãy núi huyện Bạch Vân thuộc địa cấp thị Quý Dương, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc có niên đại hàng nghìn năm bất ngờ lộ hình dáng. Bức tượng Phật đá cao khoảng 50m, đầu cao 16m, tọa theo hướng Đông Tây, trang nghiêm hùng vĩ.
Bức đại Phật hạ thủy này là được tạc từ một ngọn núi đá tự nhiên, vừa không giống Phật tọa, cũng không giống Phật đứng, mà giống như một pho tượng đá bán thân. Phần đầu tượng Phật là từ một khối đá tự nhiên điêu tạc mà thành, phần thân tượng Phật thì dựa vào núi tạo thành một khối đá có nếp gấp.
Theo truyền thuyết, vào thời triều Đường, pháp sư Hải Thông và người thầy của mình là pháp sư Hải Năng sau khi vân du, về tới Quý Dương thì gặp nước sông dâng cao, thôn trang ruộng vườn ở đây đều bị nước lũ nhấn chìm, dân chúng không còn nhà để về. Trong khí đó, nơi họ xuất gia là chùa Lăng Vân ở Nhạc Sơn cũng bị lũ lụt nghiêm trọng. Thế là, hai thầy trò cùng bàn bạc, quyết định dùng cát dưới sông đắp thành cầu, đi theo hướng Đông Nam về chùa Lăng Vân, tại vách núi phía Tây chùa Lăng Vân sẽ tạc một bức đại Phật, lấy đó để trấn hà yêu. Bởi vì năm ấy pháp sư Hải Năng tuổi già sức yếu, không thể tiếp tục đường xa lặn lội, bèn giao lại trọng trách này cho đệ tử. Pháp sư Hải Thông cuối cùng đã kịp đến Nhạc Sơn, đảm nhận trọng trách tạc tượng Phật. Tuy nhiên, thời gian tạc tượng Phật chưa được bao lâu thì pháp sư Hải Thông đã qua đời vì bệnh. Vậy nên bức tượng Phật đá vẫn chưa hoàn thành, thậm chí mắt tượng Phật vẫn chưa được tạc xong.
2. Tượng Phật 2000 năm mắt xanh hiếm thấy ở Afghanistan
Năm 2012, một công ty khai thác đồng ở Afghanistan đã phát hiện một ngôi đền cổ có diện tích 4km2 được chôn dưới lớp đất bùn.
Khi khai quật khảo sát, các nhà khảo cổ học cho rằng, ngôi đền này chỉ cách thủ đô Kabul của Afghanistan chừng 40km, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 3 – 5. Tại vị trí trung tâm của ngôi đền cổ, họ phát hiện một bức tượng Phật, trông sống động như thật, khiến người xem không khỏi xúc động.
Hình dáng bức tượng phật vẫn còn nguyên vẹn, đầu hoàn toàn không bị hư hại… có một điều đặc biệt là mái tóc màu đen của bức tượng Phật được búi cao, mắt màu xanh đậm, đôi má màu hồng phấn, khoác áo cà sa màu tím. Kỹ thuật điêu khắc của người thợ phải vô cùng tinh tế tỉ mỉ, thủ pháp xảo diệu mới tạo ra được một kiệt tác như thế này. Điều này thực sự hiếm thấy và rất kỳ diệu.
Trong quá trình phục hồi, 3 chuyên gia người Ý, Pháp và Afghanistan đã phát hiện pho tượng cổ này được làm bằng vật liệu gồm đất sét, gỗ và rơm. Hiện tại, bức tượng Phật hiếm thấy này đang được Đoàn khảo cổ hoàn thành việc phục hồi ở Kabul, sắp tới sẽ tổ chức một buổi lễ công khai tại Bảo tàng quốc gia của Afghanistan.
3. Tượng Phật 600 tuổi bị chìm dưới nước hồ ở Giang Tây, Trung Quốc
Bức tượng Phật 600 năm tuổi đã được phát hiện tại một hồ chứa nước ở tỉnh Giang Tây của Trung Quốc sau khi mực nước giảm xuống do công tác cải tạo.
Bức tượng cao khoảng 3,8 mét và được khắc vào vách núi. Tháng trước, một người dân địa phương phát hiện ra đầu của bức tượng Phật khi mực nước giảm hơn 10 mét trong hồ chứa nước của nhà máy thủy điện, hãng Tân Hoa Xã đưa tin. Đầu của bức tượng Phật ngồi khắc trên vách đá và nhìn bình thản hướng xuống mặt nước. Cảnh quan này đã thu hút rất nhiều du khách và người dân địa phương.
“Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy bức tượng có thể đã được xây dựng vào đầu triều đại nhà Minh, thậm chí có thể sớm hơn vào triều đại nhà Nguyên”, Giám đốc Viện Nghiên cứu Khảo cổ tỉnh Giang Tây, ông Xu Changqing nói với CNN. Bức tượng có là khả năng chỉ là đỉnh của một kho báu khảo cổ chưa được khai thác. Nền của một ngôi chùa cũng được tìm thấy dưới nước. Các ghi chép của địa phương cho rằng dưới hồ chứa nước có thể là đống đổ nát của một thành phố cổ đại được gọi là Xiaoshi.
4. Tượng Phật Mông Sơn được tìm thấy ở gần Sơn Tây, Trung Quốc
Mông Sơn Đại Phật là tượng Phật nằm trên vách núi phía tây bắc thôn Tự Đế, quận Tấn Nguyên, đô thị Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây. Hiện người ta chưa xác định được niên đại của tượng Phật.
Thời mạt nhà Nguyên, Mông Sơn Đại Phật bị phá hủy. Năm 1980 khi đô thị Thái Nguyên làm tổng điều tra địa danh thì mới phát hiện lại, khi đó phần đầu Phật đã không còn, thân bị phong hóa nghiêm trọng và bị vùi lấp trong đất đá.
Ghi chép trong thư tịch cổ thì Mông Sơn đại Phật cao 59 mét, nhưng thực tế đo đạc từ đáy chân đến phần gáy của Mông Sơn đại Phật chỉ được 30 mét, phần đầu Phật cao 10 mét cộng thêm phần đế 6 mét, tổng cộng được 46 mét. Vào năm 2007 người ta lại trùng tu, gia cố thêm phần thân Phật cùng tôn tạo lại thành ra cao thêm 12 mét.
Từ xa xưa, rất nhiều người tu luyện, nhà điêu khắc… đã dày công nghiên cứu, vận dụng tâm trí để có thể tạo ra những kiệt tác nghệ thuật thể hiện niềm tin vào Thần, Phật. Không chỉ là từ trí óc, đôi bàn tay khéo léo mà còn là sự tín ngưỡng, là tấm lòng thuần thiện, để đến hàng trăm, hàng ngàn năm sau, nhân loại chúng ta vẫn phải trầm trồ trước sự vĩ đại, kỳ diệu của những tác phẩm đó.
Theo bestie
Viết bình luận