10 vật dụng quen thuộc hồi xưa trông kỳ cục như thế nào?

xalotho 21/06/2021 16:43

Sự phát triển của công nghệ khiến cho các vật dụng thay đổi liên tục hình dáng bên ngoài, đến nỗi gần như khác biệt hoàn toàn so với thời điểm mới ra mắt lần đầu tiên.

Khoa học kỹ thuật khiến cho những đồ vật hàng ngày liên tục được cập nhật cải tiến hình dạng và tính năng. Vì  vậy mà cũng dễ hiểu nếu như chúng ta không thể biết được những đồ vật ngày nay trông như thế nào thời điểm chúng mới ra đời.

Dưới đây là những ví dụ thú vị về cách mà sự tiến bộ và văn minh đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta như thế nào, qua những đồ vật gần gũi dưới đây.

Ti vi

Ti vi – thiết bị vô tuyến truyền hình - được sản xuất hàng loạt lần đầu tiên tại Đức vào năm 1934. Vào thời điểm đó, chúng thực ra là những chiếc hộp gỗ lớn có một màn hình bé xíu chiếu những hình ảnh nhiễu nhằng nhịt. Tuy nhiên, một chiếc ti vi thời đó có giá 445$, tương đương gần 7000$ so với ngày nay (khoảng 159 triệu đồng).

Nếu ta nhìn vào những chiếc TV màu plasma siêu mỏng với màn hình siêu rộng được bày bán trong các cửa hàng điện tử, rõ ràng những điều trên thật quá khó tin.

Kính râm

Những chiếc kính râm đầu tiên vốn được dùng để mắt khỏi bị chói bởi tuyết, không phải ánh nắng mặt trời. Các cư dân sinh sống ở vùng Far North (Nga) đã sử dụng gỗ, xương, và các vật liệu không xuyên thấu khác để tạo ra những chiếc kính có hai khe hở ở mắt, giúp cho họ có thể bảo vệ thị lực trước ánh sáng mà băng tuyết phản chiếu lại quá gay gắt.

Ngày nay, kính râm ngoài việc bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mà nó còn là một phụ kiện thời trang với nhiều chủng loại đa dạng, thậm chí khác biệt hẳn công dụng ban đầu.

Máy chụp ảnh kĩ thuật số

Để thu lại một khoảnh khắc đáng nhớ với độ nét cao, chúng ta ngày nay có thể dễ dàng bấm một chiếc nút trên điện thoại hoặc dùng một chiếc camera nhỏ gọn. Tuy nhiên, vào năm 1975, những chiếc máy ảnh kĩ thuật số đầu tiên nặng tới 3.6kg, được gắn vào một đầu chơi băng cát-xét. Bất ngờ hơn là, nó cần tới 16 cục pin mới có thể vận hành được.

Giấy vệ sinh

Giấy lần đầu tiên được dùng cho mục đích vệ sinh cá nhân là vào năm 589 sau Công nguyên tại Trung Quốc. Nhưng phải đến năm 1857 giấy vệ sinh mới được sản xuất vì mục đích thương mại, trong hình dạng những miếng hình vuông được đóng theo gói. Còn cuộn giấy vệ sinh mà giống với thứ mà chúng ta có ngày nay thì xuất hiện lần đầu vào những năm 1880 tại Anh Quốc.

Máy giặt

Những chiếc máy giặt quần áo đầu tiên được cấp bằng sáng chế vào năm 1851. Chúng rất khác những máy giặt hiện đại và phải được vận hành bằng một cái tay quay. Có những phiên bản đời đầu khác thậm chí còn dùng sức kéo của 10 con la để giặt 10-15 quần áo một lúc.

Giờ đây thật tiện lợi là chúng ta chỉ cần dùng điện để chạy máy giặt quần áo chứ không phải là cỏ khô.

Tất

Tất chân lần đầu tiên xuất hiện tại Ai Cập từ tận thế kỉ thứ 3 sau Công nguyên, khi ấy chúng được làm từ các miếng da động vật được buộc lại quanh mắt cá chân. Phần lõm vào giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ được giải thích là do người Ai Cập cổ đại thường đi tất cùng với dép xỏ ngón.

Giày trượt patin

Những chứng cứ nhắc đến giày trượt patin lần đầu tiên xuất hiện từ năm 1743, nhưng những phiên bản đầu tiên hầu như không giống những mẫu thiết kế phổ biến ngày nay (thực tế là chúng hầu như không thể sử dụng được vì quá cồng kềnh). Những thiết kế sau đó cũng không cải tiến hơn là bao.

Phải đến những năm 1970, các giày trượt tương tự như giày chúng ta dùng ngày nay mới được phát minh – vốn để giúp các vận động viên khúc côn cầu dễ dàng trượt đi trên băng.

Máy tính

Những máy tính đầu tiên, còn được gọi là máy kế toán, chỉ có thể tính được bốn phép tính: cộng, trừ, nhân và chia. Bên cạnh đó, tính chính xác của máy tính thời đó không phụ thuộc vào bản thân chiếc máy mà phụ thuộc vào khả năng tính toán của người dùng nó.

Ngược lại, các máy tính ngày nay thì đơn giản hơn rất nhiều, nhiều chức năng hơn, và quan trọng nhất là nhỏ gọn hơn rất nhiều.

Ổ cứng

60 năm trước, ổ cứng đầu tiên đã ra mắt công chúng. Chúng nặng đến 6.35 kg và chỉ có 5MB dung lượng mà thôi. Ngày nay, ngay cả những điện thoại di động đơn giản cũng chỉ nặng vài trăm gram, và có thể chứa được lượng thông tin gấp 10 lần ổ cứng đời đầu.

Viết bình luận