(Game8) - Tiếp theo với Tank KV của Liên Xô – Chúng tôi xin đề cập tiếp đến dòng tank được mệnh danh huyền thoại của quân đội Đức – Tiger Tank.
Trong WoT đây là xe được đánh giá khá cao với độchính xác tốt nhất trong các dòng xe cùng cấp cùng bộ giáp “thấy ớn”
Tiger I & Tiger II
Pz VI H1 (E) “Tiger” (“Con cọp”)
Seri xe tăng hạng nặng đầu tiên của Đức Pz VI“Tiger” vượt trội hoàn toàn các dòng xe tăng khác của kẻ thù theo sức mạnh hỏa lực và giáp bảo vệ cho đến sự xuất hiện của xe tăng Xô Viết IS-2. Các yêu cầu vềkỹ - chiến thuật cho loại xe tăng hạng nặng này được đưa ra năm 1941, còn sự cạnhtranh giành bản thiết kế và sản xuất là cuộc chạyđua cơ bản giữa hai hãng “Hansen” và "Porshe”. Các mẫu thí nghiệm dưới tên gọi VK 4501(H) và VK 4501(P) được đưa vào thử nghiệm vào năm 1942 và kết quả làmẫu xe tăng của hãng “Hansen” đã dành chiến thắng do công nghệ thiết kế đơn giản hơn.
Seri xe tăng hạng nặng này mang tháp pháo đuôi vuông, trước đó được lắp trên mẫu hãng “Porshe”. Theo kết cấu, Pz VI đảm bảocác yêu cầu của triết lý (học thuyết) sử dụng xe tăng của Đức – khối lượng vàvũ khí mạnh áp đảo và chiến thắng mọi kẻ thù. Vì thế, xe tăng có kết cấu đơn giản,những chi tiết nhỏ, nhưng công nghệ thiết kế thân xe và tháp pháo cho phép thựchiện việc sản xuất nhanh với số lượng lớn “Tiger”. Để trang bị cho “Cọp”,ngườita đã lắp cho nó loại pháo nòng dài 88mm tốt nhất của Đức. Loại pháo này đượcthiết kế trên cơ sở chuyển đổi từ pháo phòng không Flak 18/36 thành phiên bảnpháo tăng có bộ hãm đầu nòng và cò điện. Các loại đạn xuyên thép nặng 10,2kg,có vận tốc đầu nòng 773m/s, tầm bắn 1000m và xuyên thép dày 115mm cũng đồng thờiđược trang bị trong thành phần cơ số đạn.
Bộ phận truyền động của “Tiger” có 24 bánh đỡ mỗibên với hệ thống treo xoắn riêng. Không kể đến khối lượng lớn, xe tăng nổi trộiở sự dễ dàng trong điều khiển và có tốc độ cao nhờ sự giúp đỡ của động cơ mạnh.Vào thời điểm này, “Tiger” còn tồn tại nhược điểm về sự khó khăn trong việc cơđộng chiến đấu. Tốc độ quay của tháp pháo nặng nề diễn ra chậm, vì thể, kíp xerất khó khăn khi đối đầu với các xe tăng của kẻ thù. Và không phải loại cầu nàocũng có thể chịu được sức nặng của “Tiger” và vì thế, người Đức phải sử dụng đườngsắt để vận chuyển “Cọp” ra chiến trường. Tuy nhiên, phương pháp này cũng gặpkhó khăn vì chiều rộng của xe tăng. Và sự thay thế bản xích “chiến đấu” rộng bằngxích “vận tải” có chiều ngang nhỏ, hẹp hơn đã diễn ra. “Tiger” cũng đồng thờiđược trang bị hệ thống hoạt động dưới nước với ống lặn dài 4 mét nhưng chưa khinào phải sử dụng tới. Những xe tăng của lần sản xuất đầu tiên mang tên Ausf.H1, sau đó được đổi thành Ausf. E.
Lần tham chiến đầu tiên của “Cọp” vào 22 tháng 9năm 1942 trên mặt trận Leningrad. Trong sự trùng hợp ngẫu nhiên, các xe tăngnày được đưa ra chiến trường trên những địa điểm ao hồ và đầm lầy – đây là mộttrong những nguyên nhân bên cạnh hỏa lực bắn bên sườn của Hồng quân dẫn đến sựthiệt hại cho “Tiger”. Trong 4 chiếc “Tiger” tham chiến, một bị bắn cháy và sốcòn lại rời khỏi chiến trường vì lý do kỹ thuật. Trong chiến dịch “Sitadel” từ 181 “Con cọp” tham chiến, 78 chiếc bị Hồng quân tiêu diệt trong một tháng chiếndịch. “Tiger” được sử dụng một cách rộng rãi tại Bắc Phi và mặt trận phía Tâu.Tại đó, chúng trở thành đối thủ khủng khiếp của tất các các xe tăng thuộc phe Đồngminh.
Ngày 7 tháng 7 năm 1943, một chiếc Tiger duy nhấtdưới quyền chỉ huy của SS-Oberscharführer Franz Staudegger thuộc Trung đội số2, Đại đội Panzer số 13, Sư đoàn SS số 1Leibstandarte SS Adolf Hitler đã thamchiến với một nhóm khoảng 50 chiếc T-34 quanh Psyolknee (khu vực phía nam củagóc lồi Đức trong Trận Kursk). Staudegger sử dụng tất cả đạn dược của mình vàtuyên bố tiêu diệt 22 xe tăng Liên xô, trong khi số còn lại phải rút chạy. Vìchiến công này, ông được trao Knight's Cross.
Tên tuổi Tiger đặc biệt gắn liền vớiSS-Hauptsturmführer Michael Wittmann thuộc schwere SS-Panzerabteilung 101. Ôngđã phục vụ từ những chức vụ thấp nhất, chỉ huy nhiều loại phương tiện và cuốicùng là một chiếc Tiger I. Trong Trận Villers-Bocage, Trung đội của ông đã tiêudiệt hơn hai tá phương tiện của Đồng Minh, gồm nhiều xe tăng.
Hơn 10 chỉ huy Tiger đã tuyên bố thành tích tiêu diệthơn 100 phương tiện mỗi người, gồm Kurt Knispel với 168 chiếc, Walter Schroif với161 chiếc, Otto Carius với 150+, Johannes Bölter với 139+, và Michael Wittmannvới 138.
Trong các hoạt động phục kích được thực hiện bởicác cặp “Tiger” mang tới thiệt hại rất lớn vào các đơn vị xe tăng của đốiphương. Ví dụ, ngày 22 tháng 6 năm 1944, binh nhất Riring thuộc Tiểu đoàn xetăng số 504 đã tiêu diệt 12 xe tăng Mỹ “Sherman”, còn kíp lái của 11 xe còn lạiphải bỏ xe tăng của mình lại và rút chạy trong sự hoảng hốt. Chỉ co hai línhlái xe xuất sắc của Đức Vittman và Belter, trên “Cọp” của mình đã tiêu diệt 144xe tăng của đối phương.
Trên cơ sở “Tger” đã chế tạo được các xe tăng chỉhuy, các xe cứu – kéo và loại pháo tự hành khác thường nhất của phe Trục với hệthống phóng đạn phản lực hạng nặng 380mm mang tên "Cọp tấn công". Tổngcộng, ngành công nghiệp xe tăng Đức đã sản xuất từ tháng 9 năm 1942 đến tháng 8năm 1944 được 1.355 “Tiger” Pz VI E/H1.
Ngày nay chỉ còn khoảng mười chiếc Tiger I còn lạitrong các bảo tàng và nơi triển lãm trên khắp thế giới. Có lẽ phiên bản đángchú ý nhất là chiếc Tiger 131tại Bảo tàng Xe tăng Bovington, hiện là chiếc duynhất được bảo quản ở điều kiện có thể hoạt động.
Tiger tank trên chiến trường
Các thôngsố chính:
Tên gọi: Pz VI E (H1) Tiger
Phân loại: hạng nặng
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 56
Chiều dài,m: 8,45
Chiều rộng,m: 3,70
Chiều cao,m: 2,9
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/88
Hỗ trợ/mm: 2-3/7,92
Độ dày giáp đầu: 100mm
Độ dày giáp bên: 82mm
Động cơ: Maibah” HL230 P30, bộ chế hòa khí, 694 sứcngựa.
Tốc độ tối đa: 37km/h
Tầm hoạt động: 140
Pz VIB “Tiger” II (“Vua Cọp”)
Trong sự so sánh về sức mạnh hỏa lực cũng như khảnăng tự bảo vệ bằng độ dày của giáp, Pz VIB “Tiger” II được đánh là vào hàngtăng hạng nặng tốt nhất của Đức. Trong Lực lượng Đồng minh, nó được gọi là “VuaCọp”.
“Vua Cọp” chỉ được sản xuất với một phiên bản duynhất, dựa trên cơ sở “Tiger” – xe tăng thế hệ trước của nó, nhưng “Vua Cọp”khác với “Cọp” , theo thứ tự đầu tiên: góc nghiêng của các tấm giáp, độ dày củacác tấm giáp được gia tăng và tháp pháo có không gian rộng rãi hơn. Pz VIB đượctrang bị pháo nòng dài 88mm có thể bắn đạn dưới cỡ nòng, trong tầm bắn hiệu quảcủa nó, “Vua Cọp” có khả năng bắn trực diện vào đối thủ và tiêu diệt mọi kẻ thùmà không có bất cứ ngoại lệ nào.
50 xe tăng đầu tiên có tháp pháo theo cấu trúc củahãng “Proshe” với độ dày giáp đầu 107mm và hệ thống lặn dành cho việc hoạt độngdưới nước. Trên các xe còn lại trang bị tháp pháo hãng “Hansen” – với độ dàygiáp đầu tốt hơn – 180mm và cộng nghệ thi công trong sản xuất tốt hơn. Buồngchiến đấu thiết kế rộng rãi và thuận lợi cho kíp xe. Cơ số đạn của xe bố trí tạiphía sau, bên dưới tháp pháo, gần với bộ phận khóa nòng pháo – đảm bảo cho nạpđạn ít mất sức và khả năng tác xạ của pháo đạt tốc độ cao. Sự tăng sức chiến đấucho “Vua Cọp” còn thể hiện qua việc tăng đáng kể kích thước và khối lượng củaxe.
Vì thế, khả năng vận động của nó không cao và chỉthực sự hiệu quả trong các cuộc đối đầu với các đơn vị thiết giáp của đốiphương.
Lần tham chiến đầu tiên của “Vua Cọp” vào thời điểmquân Đức mở chiến dịch tấn công Arden.Trên mặt trận phía Đông, vài chục “Tiger”II tham gia lần đầu tiên trong cuộc tấn công cứ điểm Sandomir, nơi gặp phải trậntập kích của Lữ đoàn xe tăng Cận vệ số 53 và các đơn vị pháo binh tăng cường.Trận đánh đó, theo phía Liên Xô, quân Đức mất 13 Pz VIB, còn theo phía Đức là11 chiếc. Ba (3) xe tăng bị chiếm trong tình trạng hư hỏng hoàn toàn (không thểsửa chữa).
Tiger II lần đầu tiên tham chiến trong đại đội 1thuộc Tiểu đoàn tăng hạng nặng số 503 chống lại Chiến dịch Atlantic giữa Troarnvà Demouville ngày 18 tháng 7 năm 1944; hai chiếc thiệt hại trong chiến đấu, cộngthêm xe tăng chỉ huy bị kẹt không thể hồi phục sau khi rơi vào một hố bom từChiến dịch Goodwood.
Tại Mặt trận phía Đông, nó lần đầu được sử dụngngày 12 tháng 8 năm 1944 bởi Tiểu đoàn tăng hạng nặng số 501 chống lại Cuộc tấncông Lvov–Sandomierz. Nó tấn công vào điểm đầu cầu của Liên xô tại Sông Vistulagần Baranów Sandomierski. Trên đường tới Oględów, ba chiếc Tiger II đã bị pháhuỷ trong một cuộc phục kích của một số chiếc T-34-85.[37] Vì những chiếc xetăng này bị nổ đạn dược nên các kíp lái bị nhiều thương vong, các viên đạn súngchính không còn được cho phép cất trữ trong tháp pháo nữa, làm giảm số lượng đạnxuống còn 68.[38] Tới 14 chiếc Tiger II thuộc tiểu đoàn số 501 bị thiệt hạitrong vùng từ ngày 12 tới ngày 13 tháng 8 khi đương đầu với những chiếc T-34-85và IS-2 của Liên xô ở địa hình cát không thích hợp.
Ngày 15 tháng 10 năm 1944 những chiếc Tiger II thuộcTiểu đoàn tăng hạng nặng số 503 đã đóng vai trò quyết định trong Chiến dịchPanzerfaust, hỗ trợ quân đội của Otto Skorzenyđánh chiếm thủ đô Budapest củaHungary, đảm bảo nước này vẫn ở trong Phe Trục cho tới cuối cuộc chiến. Tiểuđoàn số 503 sau đó tham gia vào Trận Debrecen. Tiểu đoàn số 503 tiếp tục ở lạiHungary trong các chiến dịch khác trong 166 ngày, trong đó họ đã tiêu diệt ítnhất 121 xe tăng Liên xô, 244 súng chống tăng và pháo, năm máy bay và một tàuhoả. Đổi lại là thiệt hại 25 xe tăng Tiger II; 10 bị quân đội Liên xô bắn hạ vàđốt cháy, 2 bị gửi lại Vienna để đại tu tại nhà máy, trong khi 14 chiếc khác bịkíp lái tiêu huỷ vì các lý do khác nhau, thường để ngăn chúng rơi vào tay quânđịch.
Kurt Knispel, pháo thủ có số lượng tiêu diệt xetăng cao nhất mọi thời đại (tiêu diệt 162 xe thiết giáp đối phương), cũng phụcvụ trong tiểu đoàn số 503, và đã bị thiệt mạng trong chiến đấu ngày 29 tháng 4năm 1945 trong chiếc Tiger II của mình.
Tiger II cũng có mặt tại Cuộc tấn công Ardennestháng 12 năm 1944,[40] các cuộc tấn công Vistula–Oder[41] và Đông Phổ của Liênxô tháng 1 năm 1945,[42] Cuộc tấn công Hồ Balaton của Đức tại Hungary tháng 3năm 1945,[43] Trận Seelow Heights tháng 4 năm 1945, và cuối cùng là Trận Berlinở cuối cuộc chiến.
Tiểu đoàn tăng hạng nặng SS số 503 đã đạt mức tiêudiệt 500 phương tiện đối phương trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1945tại Mặt trận phía Đông với thiệt hại 45 chiếc King Tiger (chủ yếu bị bỏ lại và bị phá huỷ bởi kíp lái sau khi hỏng hóc hay hết nhiên liệu).
Trên chiến trường phía Tây, lính xe tăng của Đồngminh được cho là không thích thú khi đối đầu trực diện với “Tiger” II, họ thườngrút lui khi gặp “Vua Cọp”. Để tiêu diệt “Tiger” II, quân Đồng minh sử dụngKhông quân với sự oanh tạc tập trung. Nhiều “Tiger” II đã bị phá hủy bởi kíp xetrong tình trạng thiếu các hệ thống giúp nó vượt qua sông.
Trên cơ sở Pz VIB, người Đức đã chế tạo xe tăng chỉhuy và pháo tự hành kiểu “Jagdtiger” với pháo chính 128mm. Đến cuối chiếntranh, tổng cộng 478 xe tăng “Vua Cọp” đã được xuất xưởng.
Các thôngsố chính:
Tên gọi: Pz VI E Ausf. B Tiger II
Phân loại: hạng nặng
Kíp xe: 5 người
Khối lượng chiến đấu: 69,75
Chiều dài,m: 10,43
Chiều rộng,m: 3,75
Chiều cao,m: 3,09
Số lượng vũ khí:
Pháo chính/mm: 1/88
Hỗ trợ/mm: 2-3/7,92
Độ dày giáp đầu: 150mm
Độ dày giáp bên: 80mm
Động cơ: Maibah” HL230 P45, bộ chế hòa khí, 600 sứcngựa.
Viết bình luận