Điểm đặc biệt của những quán cà phê "cổ" của Hà Nội có lẽ nằm ở lối kiến trúc cổ kính, những mái ngói phủ rêu rất mộc mạc.. Danh sách gọi đồ đơn giản chỉ có bạc sỉu, đen đá, dimah, nước chanh…. Ở cái không khí "thiếu thốn công nghệ" này, người ta hẹn hò cà phê theo đúng nghĩa là hẹn hò chứ không phải mỗi người nhìn vào một màn hình.
Những quán cà phê ấy đã lớn lên trong ký ức của bao thế hệ, gợi nhớ về một Hà Nội xưa cũ nhiều hoài niệm. Và tuyệt vời chưa, khi mà bạn có thể “lười biếng” cả ngày bên một cốc nước chưa đến 20.000 mà chẳng sợ ai phàn nàn
Đối với người Hà Nội thế hệ 7X, 8X, có lẽ không cần phải giới thiệu nhiều về cà phê Đinh. Quán nhỏ, chỉ rộng chừng 20m2 nhưng bất kể đông hay hè, sớm hay tối, lúc nào cũng chật kín khách, chủ yếu là học sinh, sinh viên và những người đam mê nghệ thuật
Nằm trên tầng 2 một ngôi nhà cổ ngay mặt phố Đinh Tiên Hoàng, cà phê Đinh đã trở thành một chốn quen, một biểu tượng người ta thường nghĩ đến khi nói về Hà Nội. Người ta mê Đinh bởi chất lãng đãng đặc sệt trong từng centimet, bởi cái lan can nhỏ giúp người ta ngắm Tháp Rùa trong những chiều đông lãng đãng sương mù, bởi không gian gần gũi ấm áp, bởi cà phê trứng thơm lừng trong những ngày lạnh của Hà Nội hay món nhãn lồng hạt sen thanh tao mỗi độ thu về.
MỤC LỤC [Hiện]
Giảng là một trong những thương hiệu cafe lâu đời nhất ở Hà Nội, do cụ Nguyễn Văn Giảng sáng lập ra. Cụ Giảng từng là nhân viên pha chế ở khách sạn Metrophole thời Pháp thuộc, và món cafe trứng nổi tiếng ở Giảng đã được cụ biển thế từ thức uống capuchino khi còn làm ở Metrophole thời kì đó.
Cái riêng của “Giảng” là trứng - cafe trứng, bột đậu xanh trứng, ca cao trứng, cả bia trứng. Nhưng mọi người đã uống ở đây đều nhớ và nhắc nâu trứng ở Giảng như một món “đặc sản. Màu nâu sẫm của cà phê kết hợp với màu vàng non tươi, hương thơm đặc trưng của cà phê quyện với mùi béo ngậy của kem trứng, vị ngặm đắng tan trong vị ngọt ngào. Sự tương phản ấy giống như những mâu thuẫn có thể dung hòa. Người ta đưa lên hít hà, rồi nhấm nháp, chậm rãi từng chút một như sợ rằng sẽ đánh rơi một cung bậc hương vị của nó.
Cà phê Lâm ra đời năm 1952 ở vườn hoa Chí Linh, cũng giống như cà phê Giảng, tên quán lấy từ tên chủ nhân đầu tên là cụ Nguyễn Văn Lâm. Từ những ngày đầu mở quán, Lâm đã là điểm đến ưa thích của giới công chức, các văn nghệ sĩ. Đến năm 1955, quán chuyển về Tông Đản rồi từ năm 1960, quán chính thực tọa tại Nguyễn Hữu Huân như bây giờ.
Quán nhỏ đơn sơ, giản dị giữa lòng phố. Người ta yêu Lâm bởi hương vị quyến rũ đặc trưng chỉ riêng quán nhỏ này mới có, đó là thứ cà phê đậm đà mà hơn 60 năm qua, công thức rang xay cà phê mộc 100% ấy được truyền qua bao thế hệ, khiến hương vị cà phê ở Lâm thật khó để quên. Một điểm đặc biệt nữa , quán còn nổi tiếng bởi tranh. Tại đây trưng bày rất nhiều bức tranh sinh động về con người và phố phường Hà Nội, những bức chân dung tự hoạ kèm bút tích, những bản thảo văn chương chép tay... mà tác giả là những tên tuổi như danh hoạ Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên,...; các nhạc sĩ nhà văn, nhà thơ: văn Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Thế Lữ, Hữu Loan, Phùng Quán...
Nằm trong con phố cổ đông đúc, chật hẹp, đôi khi đến đây người ta còn thấy bất tiện bởi khó tìm được chỗ để xe nhưng không vì thế mà Năng vắng khách. Sáng, trưa, chiều, tối, lúc nào quán cũng tập nấp khách với những câu chuyện không bao giờ dứt. Chính cái sự đậm đặc đến choáng váng trong mỗi tách cà phê lại là thứ giữ chân người ta ở lại với Năng đến hơn 50 năm nay như thế.
Nằm nép mình trong một góc phố Triệu Việt Vương rợp bóng mát, Thái không còn là cái tên xa lạ với những người ghiền lai rai cà phê vỉa hè.
Nếu bạn đang rỗng túi nhưng vẫn muốn ra đường để tụ tập cùng đám bạn thân, Thái có lẽ là địa điểm phù hợp nhất. Bạn có thể vừa ngồi tán gẫu, vừa nhấm nháp cốc trà đường đá mát lạnh chri với 6.000, nó vừa có vị đăng đắng, lại vừa có vị ngọt ngọt ở đầu lưỡi giống như những cung bậc cảm xúc của chính mình, lúc buồn lúc vui.
Cà phê Thọ ra đời cách đây khoảng 25 năm do 5 anh em trong một gia đình Hà Nội gốc cùng gây dựng nên. Nằm ở "con phố cà phê" Triệu Việt Vương song Thọ vẫn có một sức hút đặc biệt, là góc quen thuộc của rất nhiều khách quen gắn bó từ thởu sinh viên "nghèo rớt mùng tơi" cho đến khi là trưởng thành, có gia đình riêng và địa vị riêng trong xã hội.
Cà phê của Thọ có thể không sánh bằng những quán cà phê cổ khác, song, nó gắn liền với một thời đất nước còn nghèo đói, in sâu vào ký ức của mỗi cô cậu sinh viên ngày đó một tách cà phê "rẻ đặc biệt"
Viết bình luận