Call of Duty
Call of Duty tuy bị chỉ trích rất nhiều trong phần chơi gần đây nhất, Infinite Warfare, nhưng nó cũng làm được một điều mà những phần chơi gần đây nhất không thể, đó là làm cốt truyện của game lại một lần nữa trở nên thú vị. Infinity Ward đã phát triển được những nhân vật có chiều sâu và đủ thật để làm nhiều người đồng cảm với những nhân vật này. Điểm trử của game thật không may vẫn vượt quá được điểm cộng với gameplay hỗn loạn và khiến nhiều người không thích bối cảnh viễn tưởng (đa phần fan base của game) cảm thấy khó nuốt, nhất là khi class trong game được làm vô cùng mất cân bằng và tỉ lệ time to kill khó mà chấp nhận được với series đã có kinh nghiệm nhiều năm phát triển game FPS.
Call of Duty WW II
Và thứ mà Activision nổi tiếng, đó là hình thức kinh doanh không thể chấp nhận được, làm mọi cách để lấy tiền game thủ, qua DLC, tiền trong game để mua súng nếu không sẽ phải bục mặt cầy và bỏ qua hết đời sống xã hội,... Phần chơi Multiplayer đã từng là điểm sáng của game nhưng giờ đây nó phục vụ vào mục đích làm tiền cho Activision nhiều hơn là một chế độ thu hút game thủ. Phần tiếp theo của game sẽ được ra mắt trong khoảng thời gian sắp tới sẽ được series quay trở lại gốc rễ của mình, hi vọng Activision cũng đã nhận ra những sai lầm khiến họ trở thành một trong những công ty game bị ghét nhất hiện giờ và thay đổi như những gì họ đã làm với series đáng giá nhất của mình.
Assassin's Creed
Chắc nhiều người khi nói đến những series đang dần chết đã nghĩ ngay đến cái tên Assassin's Creed, và đúng như vậy, những gì mà Ubisoft đã thực hiện trong 3, 4 phiên bản gần đây đã thể hiện rõ sự đi xuống của series từng được nhiều người yêu quý này. Với gameplay không mấy đổi mới, bug và glitch xuất hiện ngày càng nhiều và cốt truyện, thứ làm nên tên tuổi của series không còn được như trước nữa, Ubisoft thực sự cần nhìn lại bản thân mình trước khi tung ra phần chơi mới. Và họ đã làm vậy, năm ngoái là năm đầu tiên sau nhiều năm liền series không có game mới, Ubisoft muốn thay đổi lại cơ chế cơ bản của game và tạo ra một sản phẩm có thể gây dựng lại tên tuổi, vực nó dậy từ đống đổ nát.
Assassin's Creed Origin
Phần tiếp theo của series, Origins sẽ đưa người chơi về với cội nguồn của Assassin trong bối cảnh khá bất ngờ và ít được khai thác trước đây, đồng thời hệ thống gameplay cũng được thay đổi nhiều nhất trong series, ví dụ như combat giờ sẽ phải căn thời gian và tính toán chứ không chỉ dùng nốt đỡ nữa, đồ đạc sẽ có yếu tố RPG hơn, bản đồ được thay đổi thành giống như Fallout,... Chỉ còn 1 tháng nữa game sẽ được ra mắt, đến lúc đó chúng ta sẽ biết liệu series này có thực sự comeback được hay không.
Far Cry
Một series khác của Ubisoft cũng đang rơi vào trạng thái mệt mỏi kiệt quệ, hứng chịu gần như tương đồng những điểm trừ của Assassin's Creed. 2 phần gần đây nhất, 4 và Primal, có cảm giác khá hời hợt với nhiều yếu tố được tái chế từ những phần chơi trước, gameplay không có gì quá đổi mới cả, ngoại trừ Primal thì khá đặc sắc, nhưng nó cũng không thể thay đổi được việc game lặp đi lặp lại quá nhiều làm nó có hay đến mấy thì cũng bị nhàm chán đi.
Far Cry 5
Phát triển nhân vật và cốt truyện cũng có vẻ trở thành thứ yếu đối với Ubisoft khi Primal tuy đưa người chơi vào bối cảnh vô cùng đặc sắt, vùng đất của thời tiền sử, nơi ít có nhà làm game nào tận dụng, nhưng cốt truyện và thế giới thì lại được phát triển hời hợt và không làm đọng lại nhiều với game thủ, thậm chí còn thua cả Pagan Min, mà Pagan thì còn kém thú vị hơn cả Vaas. Cũng như Assassin's Creed, Ubisoft đã quyết định cho Far Cry nghỉ một năm dưỡng thương và hi vọng phần tiếp theo trong series, Far Cry 5 sẽ mang đến một luồng gió mới.
Mass Effect
Flop lớn nhất năm nay chắc không ai vượt qua được Mass Effect: Andromeda (hoặc Destiny 2), hàng triệu fan hâm mộ của series đã nhận được cú tát vào mặt khi game được ra mắt vào tháng 3 năm nay. Chữ Mass Effect trong tên game cảm giác như để làm tiền game thủ vì cái hồn của series viễn tưởng này gần như đã biến mất không thấy tăm hơi đâu nữa. Ngoại trừ mảng gameplay đã được phát triển và đầu tư kĩ lưỡng hơn những phần chơi trước, nhưng đó chỉ là khoản phụ của game, game thủ không đến với series này vì mảng bắn súng pew pew như Gear of War, họ đến vì phần chính của game, mảng cốt truyện và xây dựng nhân vật.
Mass Effect Andromeda
Cả nhân vật và cốt truyện của game đều đươc làm khá nửa vời, người chơi không thể đặt bản thân mình vào nhân vật chính của game nữa và những nhân vật phụ, thuyền viên trong phi hành đoàn cũng không thể hiện được gì để khiến người chơi có cảm giác gắn bó như những phần chơi trước. Và đấy là chúng ta còn chưa đề cập dến vấn đề glitch và bug của game, animation đã đi vào ác mộng của những ai không may mắn chứng kiến. Từ cuối phần 3 series đã có cảm giác đi xuống với ending làm nhiều game thủ cảm thấy không thỏa mãn, đây có vẻ là cú bồi của Bioware vào mặt fan hâm mộ. Nhát dao kết liễu series có lẽ là tin Bioware sẽ không tiếp tục phát triển DLC cốt truyện cho Andromeda nữa, quả là một sự sỉ nhục dối với những game thủ đã găn bó với series.
Fallout
Fallout 4 là một game gây lên rất nhiều tranh cãi, người bảo hay người bảo không. Cũng phải nói luôn từ đầu đó là Fallout 4 là một game hay, nhưng không phải một game Fallout hay. Bethesda dường như quá bận tâm vào việc cải thiện gun play của game, giúp game thủ thực sự có thể bắn thứ gì đó bằng súng của mình mà không cần dùng tới VATS, mà quên mất đi thứ cốt lõi của Fallout, đó là hệ thống lời thoại của game. Trước đây, kể cả ngay từ phần 1 năm 1997, người chơi có thể lựa chọn giữa hàng đống lời thoại khác nhau, từ đó mở ra hàng đống cuộc hội thoại hoặc tình thế khác, thậm chí tùy vào cách thức người chơi tăng vào perk, thông minh hay ngu dốt cũng thêm vào những lời thoại hết sức thú vị.
Fallout 4
Lựa chọn lời nói là một cơ chế phức tạp nhưng là điểm đáng chú ý nhất của toàn series nhưng không may đã được thay đổi thành 4 lựa chọn quá mức đơn giản, đến độ gần như sỉ nhục series. Fallout 4 cũng là game sáng nhất trong toàn series, khiến cho không khí hậu tận thế kinh điển của Fallout cũng bị mất đi. Với việc Bethesda quyết định đưa Creation Club vào hoạt động, bắt game thủ phải trả tiền để mod, có lẽ họ đang tự tay bóp chết những series của chính bản thân mình.
Bonus: Fifa, NSL,...
Không chỉ Fifa, gần như mọi game thể thao nào có chu kì ra mắt mỗi năm một lần đều làm cho người chơi có cảm giác phần nào cũng như phần nào với ít, hoặc không hề có đổi mới gì hết, ngoài trừ mặt đồ họa năm nào cũng đẹp lên. Tuy gần đây Fifa và Madden đã cố gắng cho thêm chế độ chơi cốt truyện, nhưng nhiêu đó cũng là không đủ để biện hộ cho việc nhà làm game năm nào cũng tung ra một phiên bản mới mà thực chất nó giống một bản mở rộng cho phần trước đó hơn, và game thủ vẫn phải trả số tiền bằng những game AAA khác để có thể sở hữu.
Nhà phát triển có thể dễ dàng phát triển liên tục, hỗ trợ cho một phần của game, thêm thắt tính năng mới, cập nhật di chuyển của nhân vật,... đưa vào những tính năng "mới" mà mỗi phần sau đó lại gọi là đổi mới để bắt game thủ phải mua, họ có liên tục cập nhật game như thế trong vòng 2, 3 năm sau đó ra thêm phần tiếp theo, nhưng vì lợi nhuận, mỗi năm chúng ta lại có hàng loạt những bản mở rộng của những phần chơi trước đó.
_______________________________
Tham gia thảo luận và chia sẻ game miễn phí mới nhất tại group Cộng đồng yêu game PC - Console: https://www.facebook.com/groups/yeugamepc/
Viết bình luận