(Game8) - Theo dòng phát triển của chiến tranh hiện đại, thế giới game và thế giới thật đang từng bước cụ thể hóa các ý tưởng khoa học viễn tưởng với các loại vũ khí rất “phá cách”.
Từ khi phát minh ra thuốc súng, con người đã rơi vào lối mòn khi chế tạo vũ khí dựa trên lực nổ của thuốc nổ, ở thế kỷ 21 mọi việc đang thay đổi. Việc bắn một viên đạn đi bằng lực nổ của thuốc súng đã được con người vận dụng hàng ngàn năm nay kể từ khi thuốc nổ đen được phát minh bởi người Trung Quốc.
Một khẩu railgun trong game.
Tuy vậy, trong cách mạng khoa học cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21, con người bắt đầu hiện thực hóa các ý tưởng viễn tưởng về những loại vũ khí “không thuốc nổ”. Các ý tưởng này sớm xuất hiện trong các tác phẩm văn học viễn tưởng, điện ảnh và cả video game, điển hình nhất chính là Railgun.
Railgun – Bắn một viên đạn không nhất thiết phải có cháy nổ
Railgun là tên gọi của một loại bệ phóng vật thể ứng dụng kỹ thuật cao của lực đẩy từ trường, được gọi bằng tiếng Việt là “súng từ trường”. Nhiều người khi nghiên cứu khái niệm railgun đã nhầm lẫn (hoặc do Google đưa nhầm) sang Rail Gun, một khẩu đại pháo ngoại cỡ (gun) do phát xít Đức chế tạo, nó to và nặng đến nỗi phải di chuyển trên 1 cặp đường ray riêng. Đó thực sự không phải là súng điện từ.
Pháo chạy trên ray do phát xít Đức chế tạo thường bị nhầm với súng điện từ railgun.
Công nghệ của railgun là nhằm tạo một lực đẩy mạnh dựa trên dòng năng lượng điện thay vì sử dụng các loại nguyên liệu đốt cháy như xăng dầu, nhiên liệu Hydro hay thuốc nổ để đẩy một vật thể đi xa. Bạn có thể tưởng tượng đơn giản công nghệ railgun là nó ứng dụng lực đẩy tương tự như lực nam châm cùng cực đẩy nhau nhưng ở một mức độ cực lớn. Trong ứng dụng súng ống nó có thể thay thế cơ chế gây nổ thuốc súng để bắn đầu đạn đi theo kiểu truyền thống. Trong lĩnh vực phi quân sự nó có thể dùng để thay thế tên lửa đẩy tàu vũ trụ và các ứng dụng giao thông như xe điện, xe buýt…
Vẫn là một ý tưởng trong phòng thí nghiệm
Mặc dù có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nhưng đến nay công nghệ railgun vẫn còn trong giai đoạn thí nghiệm, bạn chỉ có thể sử dụng chúng trong game giả tưởng. Lý do căn bản nhất là bài toán về năng lượng, cần phải có một nguồn điện lớn để cung cấp cho railgun hoạt động, vì vậy việc biến nó thành vũ khí cầm tay là điều chưa thể làm được.
Mẫu pháo điện từ do quân đội Mỹ chế tạo để thử nghiệm.
Mặc dù vậy các nhà khoa học vẫn không ngừng cải tiến mặt này cơ bản biến nó thành các loại trang bị cỡ lớn trước. Vào tháng 10/2006, hải quân Mỹ đã cho thí nghiệm bắn một đầu đạn nặng 3,7kg bằng súng điện từ thành công. Viên đạn bay với vận tốc match 7 (tương đương 8.600km/h hay 2,4km/giây). Thử nghiệm này mở ra tương lai cho việc trang bị pháo điện từ lắp trên các tàu chiến tương lai.
Video bắn thử pháo điện từ do hải quân Mỹ thực hiện.
Và nếu bạn có xem Transformers: Revenge of the Fallen bạn sẽ thấy nhân vật Seymour Simmons gọi điện cho hải quân nhờ sử dụng khẩu pháo điện từ thử nghiệm đang lắp trên một tàu chiến gần đó bắn vào con Decepticons đang trèo trên kim tự tháp trên đầu ông ta (và nó có 2 hòn bi to vãi đạn).
Xuất hiện rộng rãi trong thế giới game như một vũ khí tương lai
Concept Art của một khẩu railgun, khe trống giữa nòng là đường ray gia tốc viên đạn.
Súng điện từ trong game được gọi là Railgun, Kinetic Gun hoặc Gauss Rifle được rất nhiều video game bối cảnh giả tưởng sử dụng. Danh sách các game nổi tiếng có sử dụng nó lên đến gần 100 với nhiều tên tuổi đình đám như Mass Effect, Ace Combat, Eve Online, Halo, Metal Gear Solid, Star Craft…
Sử dụng Gauss Rifle trong Crysis 2 phần chơi mạng multiplayer.
Mặc dù xuất hiện nhiều và được biết đến rộng rãi nhưng railgun vẫn được coi là một vũ khí giả tưởng. Rất ít người biết rằng nó đang được cụ thể hóa và thử nghiệm thực tế rất thành công. Việc đưa railgun vào ứng dụng cuộc sống có lẽ không còn quá xa vời, tất nhiên không phải chỉ có ứng dụng riêng cho vũ khí quân sự mà còn những ứng dụng phục vụ cuộc sống khác.
Còn tiếp....
Viết bình luận