Tranh cãi đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn"

TH 25/11/2021 16:10

Mạng xã hội hiện đang nổ tranh cãi trước đề xuất bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" của GS Trần Ngọc Thêm. 

Hội thảo giáo dục với chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo" diễn ra vào ngày 21/11 hiện đang thu hút sự chú ý của đông đảo mọi người. Bởi xuất hiện trong hội thảo, GS Trần Ngọc Thêm - trường ĐH KHXH & NV TP.HCM, đã nêu quan điểm: "Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn".

Giải thích về kiến nghị này, GS nhận định khẩu hiệu "Tiên học lễ, hâu học văn" là sản phẩm của nền giáo dục Nho. Khẩu hiệu này đòi hỏi việc đầu tiên phải học là giữ lễ với người trên. Tuy nhiên "Tiên học lễ" sẽ khiến con người thụ động, không còn tư duy phản biển, chỉ biết nghe theo người trên. Khi đó, người học còn bị trói buộc trong quan hệ kính trọng một chiều. 

Trong khi đó, xã hội ngày nay muốn phát triển thì con người cần có sự sáng tạo, phải chủ động trong mọi việc, thậm chí là chủ động phản biện lại người trên. 


GS Trần Ngọc Thêm.

"Chấm dứt sử dụng khẩu hiệu Tiên học lễ, hậu học văn để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo... Chừng nào còn đề cao chữ "lễ" để ràng buộc người học, còn đề cao quá mức vai trò của người thầy, của đáp án thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển", vị GS phát biểu thêm.

Quan điểm này sau khi được nêu ra đã gây không ít tranh cãi. Bên cạnh những ý kiến của giới chuyên môn, những người làm trong ngành Giáo dục, cư dân mạng cũng "nổ" không kém. 


Quan điểm của GS gây nhiều tranh cãi. 

Theo đó, hầu hết đều cho rằng việc bỏ khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" không khác gì xóa bỏ văn hóa dân tộc từ bao đời nay. Đặc biệt khi đất nước đang hội nhập, giới trẻ bị chi phối bởi rất nhiều làn sóng văn hóa trên toàn cầu, vấn đề về đạo đức, nhân cách và chỉ số cảm xúc của con người càng cần thiết.  

Tài khoản Nguyễn Thành Nhơn: "Tiên học lễ, hậu học văn" có nghĩa là việc đầu tiên cần phải học các lễ nghĩa, rèn luyện đạo đức, tu dưỡng nhân cách của bản thân; sau đó mới học đến những kiến thức văn hóa, nâng cao vốn hiểu biết để trở thành người tử tế, sống có ích, sống có ý nghĩa đối với cuộc đời này. Rồi bỏ học cái gì trước vậy! 


Dân tình tranh cãi nảy lửa. 

Bên cạnh đó, vẫn có những ý kiến bênh vực và chỉ trích lại những bình luận mang tính chê bai GS Trần Ngọc Thêm. Nick name Lê Thị Trúc Phương bày tỏ: "Nếu ai đang học chương trình đại học bên thiên về xã hội đều biết thầy Thêm. Quan điểm đưa ra để cùng nhau xem xét, chứ không phải thể hiện sự vô học của một số thành phần bằng cách đưa ra những từ ngữ thô tục. Bạn không biết thầy không có nghĩa là thầy không có tiếng, là do trong lũy hiểu biết của bạn chưa chạm đến kiến thức của thầy dạy thôi.

Thiết nghĩ, đây chỉ là một ý kiến được đưa ra trong hội thảo. Đúng hay sai là cách nhìn nhận của mỗi người, không nên vì điều này mà có những ngôn từ không đúng chuẩn mực với một người đáng kính trọng như GS Trần Ngọc Thêm. 

Nam sinh Olympia tạo kỷ lục "vô tiền khoáng hậu": Sau du học sẽ cân nhắc về nước hay ở lại

Thí sinh Hoàng Cường đến từ lớp 11B5 (THPT Hòn Gai, Quảng Ninh) là một nhân vật khá đặc biệt trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia khi tạo nên một kỉ lục bất khả chiến bại. .. Xem thêm tại đây 

Viết bình luận