Một trong những quy định lạ lùng nhất trong cung cấm thời xưa, đó là kể cả Hoàng hậu cũng không được phép nuôi dạy chính con của mình.
Quy định về việc nuôi dạy con cái
Hoàng hậu trong nhà Thanh được ưu ái và có quyền nuôi dạy các a ca và cách cách. Tuy nhiên, ngay cả Hoàng hậu cũng không được phép nuôi dạy con của mình. Hoàng tử được rời xa mẹ sau khi đầy tháng và phải được người khác nuôi nấng. Họ chỉ được gặp mẹ vào những dịp đặc biệt.
Để phục vụ cho việc nuôi dưỡng Hoàng tử, nhà Thanh thành lập một đội ngũ tùy tùng gồm 40 người, trong đó có 8 người là vú nuôi và những người còn lại phục vụ giặt giũ và chuẩn bị cơm nước. Điều này xuất phát từ việc nhà Thanh được cai trị bởi người Mãn Châu, một bộ tộc thiểu số ở Trung Quốc, người từng là những du mục bán khai, vốn ủng hộ sự dũng cảm và độc lập.
Đối với những đứa trẻ thông thường, việc được yêu thương, che chở của mẹ là điều bình thường và thiết yếu. Tuy nhiên, đối với Hoàng tử - người sẽ thừa kế ngai vàng và chân mệnh thiên tử, việc tách biệt khỏi mẹ ngay từ nhỏ và tránh sự yêu thương của mẹ là cần thiết. Việc này giúp hình thành và duy trì sự kiên trì, dũng cảm của từng cá nhân và của cả quốc gia. Việc nuôi dưỡng Hoàng tử cũng phải được thực hiện kỹ càng và công phu hơn những đứa trẻ thông thường.
Tách biệt khỏi mẹ, đánh đổi để giành lấy ngai vàng, là một trong những thực tế khắc nghiệt của cuộc sống hoàng gia. Tuy nhiên, dù không được gần gũi con nhưng bất cứ phi tần nào cũng mong muốn con mình được nối ngôi, nhằm mục đích kiểm soát thêm nhiều quyền lực hơn nữa.
Việc tách biệt khỏi mẹ cũng nhằm mục đích ngăn chặn những hệ lụy quyền lực từ việc cùng huyết thống. Khi Hoàng tử được nuôi nấng bởi người khác thay vì được mẹ chăm sóc trực tiếp, tình cảm sẽ không sâu đậm. Nếu được thừa kế ngai vàng, họ cũng không dành quá nhiều ân sủng cho mẹ, tránh sự lộng quyền của hoàng thân quốc thích đối với việc triều chính.
Chính vì lẽ đó, công lao của việc nuôi dạy con cái được coi là hơn cả việc sinh nở. Nhiều Hoàng hậu không sinh được con trai nên đã nhận con của những phi tần khác để nuôi nấng, đồng thời cũng giúp tăng cường mối quan hệ giữa các phi tần trong cung.
Tuy nhiên, việc nuôi nấng con của những phi tần khác cũng có những hệ lụy đáng tiếc. Có những phi tần không hy vọng con mình được nối ngôi nhưng vẫn phải sinh ra để làm hậu duệ cho gia tộc, khiến họ rơi vào trạng thái trầm cảm và qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ. Đồng thời, cũng có những phi tần ôm tham vọng, sẵn sàng hy sinh con mình để tiến xa hơn trên con đường danh lợi.
Phân cấp địa vị và quyền lực qua cả móng tay
Những bộ móng giả không còn là vật dụng để bảo vệ móng thật mà còn là để phân cấp địa vị và quyền lực của các giai nhân trong hậu cung.
Vì là móng giả nên việc sử dụng nhiều chất liệu khác nhau và được trạm trổ khác nhau sẽ là cách để phân chia thứ bậc. Chẳng hạn như Hoàng hậu, quý phi những người có địa vị cao nhất hậu cung sẽ dùng hộ giáp bằng vàng, bạc, ngọc trai, mai rùa,... Còn riêng các phi tần thứ bậc thấp hơn phần đa sẽ dùng móng giả làm bằng đồng, ngà, men sứ.... Đặc biệt, về hoạ tiết trên móng, đối với Thái hậu sẽ được khắc hình chữ "vạn", chữ "thọ" biểu trưng cho sự sức khỏe và quyền lực tối cao. Còn Hoàng hậu sẽ thường được chạm khắc hình phượng hoàng.
Điển hình như bộ "hộ giáp" của Từ Hy Thái hậu nổi danh trong lịch sử. Cụ thể, một cung nữ từng theo hầu vị Thái hậu này đã từng tiết lộ trong cuốn tự truyện rằng, Từ Hi thường ngày sẽ chọn đeo móng giả làm bằng vàng ở tay phải và "hộ giáp" ngọc trai ở tay trái. Về đêm bà sẽ đeo những bộ đơn giản hơn. Ngón áp út và ngón út chính là hai vị trí mà Từ Hi dùng để đeo hộ giáp. Độ dài của những chiếc móng giả này thường ở độ 5 - 7cm.
Ngoài ra, theo tự truyện của cung nữ này tiết lộ, Từ Hi rất coi trọng móng tay thật lẫn bô hộ giáp, bà thường xuyên cho người chăm sóc và vệ sinh vô cùng cẩn thận mỗi ngày. Tuy nhiên, móng tay thật của người cao tuổi sẽ không còn được đẹp và thường xỉn màu, vậy nên về sau vị Thái hậu này mới chấp nhận để cho kẻ hầu người hạ cắt móng cho mình và chỉ đeo hộ giáp.
Theo nhiều giai thoại truyền lại, những bộ móng dài và nhọn này đôi khi còn trở thành vũ khí để các mỹ nhân phi tần thời xưa tẩm độc nhằm mưu hại nhau. Thậm chí, đôi khi còn để họ tự kết liễu chính sinh mạng của mình.
Viết bình luận