Cách ăn mừng của các chàng trai, cô gái khi giành vòng nguyệt quế gây tranh cãi trong lịch sử Đường lên đỉnh Olympia.
MỤC LỤC [Hiện]
Năm 2021, Nguyễn Việt Thái (THPT chuyên Ngoại ngữ - Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội) xuất sắc giành vòng nguyệt quế của cuộc thi tháng 3, quý 2, “Đường lên đỉnh Olympia”. Cùng lối chơi nhanh nhạy, quyết đoán và chiến thắng một cách thuyết phục thì nam sinh này còn gây tranh cãi với cách ăn mừng trên sân khấu Olympia.
Cụ thể, cách ăn mừng của Việt Thái đã làm nảy ra một cuộc tranh cãi dữ dội trong cộng đồng mạng. Một số người “ném đá” nam sinh Hà Nội tự tin thái quá, không biết kiềm chế cảm xúc và có phần thiếu tôn trọng đối thủ.
“Đồng ý em ấy giỏi nhưng những hành động của em ấy thực sự không tôn trọng đối thủ. Hãy nhìn Hoàng Khánh, Tấn Khải, Nguyễn Nghĩa… các bạn ấy giỏi và rất khiêm tốn. Hy vọng Thái sẽ tiết chế lại trong cuộc thi quý” - một nick name bình luận.
Tuy nhiên, nhiều người lại ủng hộ Việt Thái, cho rằng việc ăn mừng khi chiến thắng là rất bình thường.
“17 năm rồi, trường THPT chuyên Ngoại ngữ mới có học sinh vào tới vòng thi quý Đường lên đỉnh Olympia. Nếu các bạn là Việt Thái thì có kiềm chế nổi sự vui mừng, phấn khích không?” - một nick name bình luận.
Trong các mùa Đường Lên Đỉnh Olympia, ngoài các Quán quân, Á quân chung kết năm thì rất nhiều thí sinh khác cũng gây ấn tượng mạnh cho khán giả. Có người được ngợi khen vì tài năng, hài hước; có người lại khiến dân tình thương cảm vì thua đầy tiếc nuối. Bên cạnh đó, không ít thí sinh lại bị chê trách dữ dội vì thái độ ăn mừng chiến thắng được cho là... lố bịch!
Năm 2017, nam sinh Trần Hoài Nam đến từ THPT Xuân Đỉnh, Hà Nội đã có phần thể hiện xuất sắc trong vòng thi tuần 1, tháng 1, quý 1. Tuy là quán quân nhưng nam sinh này vẫn bị cộng đồng chỉ trích dữ dội bởi... khóc quá nhiều.
Khi MC Diệp Chi công bố kết quả cuối cùng, Hoài Nam đã ngồi thụp xuống, úp mặt vào cuốn vở và bật khóc thành tiếng. Sự xúc động ấy kéo dài đến khi cậu bạn được trao vòng nguyệt quế và cúp chiến thắng. Hình ảnh này khiến netizen cho rằng anh chàng là "thánh lố", "thánh làm màu" và "thí sinh mít ướt".
"Đề nghị thím Hoài Nam xem lại chương trình Cà phê sáng "Làm chủ cảm xúc của người chiến thắng". Mới nhỏ đã biết diễn sâu. Chắc trụ cũng chả bao lâu, rồi cũng tạch" - một cư dân mạng bình luận.
Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 đã chính thức khép lại với ngôi vị quán quân thuộc về nữ sinh Nguyễn Thị Thu Hằng. Cô là một trong 4 Quán quân nữ Olympia hiếm hoi trong lịch sử.
Suốt 4 vòng thi, Thu Hằng luôn chứng tỏ sự tự tin, bản lĩnh khi đối diện với những câu hỏi. Thậm chí, cô nàng còn khôn khéo đưa ra chiến thuật để vượt qua 3 chàng trai, dừng lại với số điểm an toàn 235. Tuy vậy, trong vài khoảnh khắc như khi đối mặt với đáp án mà MC Diệp Chi đưa ra ở vòng thi "Vượt chướng ngại vật" hay ở vòng "Về đích", thái độ có phần hơi quá của nữ Quán quân Olympia đầu tiên nổ lên cuộc tranh cãi lớn trên mạng xã hội.
"Phong cách bạn này hơi thái quá nên mình không có cảm tình lắm. Khi MC bắt đầu đọc câu hỏi cho Quốc Anh, Hằng luôn chắp tay cầu nguyện như cầu mong cho câu hỏi thật khó để Quốc Anh trả lời sai. Rồi phần ăn mừng hơi thái quá so với một bạn gái. Nếu em biết kiềm chế cảm xúc lại một chút sẽ tốt hơn"- một netizen bình luận.
Một bạn khác nêu quan điểm: "Thắng không kiêu bại không nản. Vui vẻ ăn mừng chiến thắng trên bục vinh quang có phải hơn không là ngay lúc bạn thí sinh cuối cùng còn chưa hoàn thành phần thi của mình?".
1001 tình huống học thể dục online: Hết chụp ảnh dìm rồi xin kiến tập Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn nhiều diễn biến phức tạp, học sinh, sinh viên không thể đến trường học trực tiếp. Chính vì thế, các khu vực có dịch đều phải đào tạo bằng hình thức học online. Không chỉ các môn tự nhiên, xã hội được học trực tuyến mà ngay cả các hoạt động thể dục thể thao, các môn năng khiếu cũng được đưa vào học tập... Xem thêm tại đây |
Viết bình luận