Có thể bạn không ngờ món đồ cơ bản trong tủ mà mình vẫn hay mặc hàng ngày lại ẩn chứa những câu chuyện không tưởng đến vậy.
Độc chiêu tôn "eo thon chân dài" còn đỉnh cao hơn cả sơ vin: Đến Lisa còn phải học hỏi gấp
Skinny jeans là chiếc quần chất liệu jean nổi tiếng với kiểu dáng ôm sát từ đùi đến mắt cá chân làm tôn vinh đôi chân thẳng tắp cùng đường cong hấp dẫn của người mặc. Được biết đến lần đầu tiên vào năm 1950, quần skinny jeans được diện bởi những ngôi sao điện ảnh như Roy Rogers, Lone Ranger, Cisco Kid, Zorro, Gene Autry, Marilyn Monroe và Sandra Dee. Skinny jean bắt đầu trở nên hấp dẫn về giới tính khi Elvis Presley - ông hoàng nhạc rock&roll - diện chúng trong những buổi diễn của mình vào cuối năm 1950 - đầu năm 1960.
Marilyn Monroe - Quả bom sex của Hollywood
Nàng thơ Sandra Dee
Những năm 60, làn sóng nữ quyền thứ hai nổi lên. Phụ nữ bắt đầu thúc đẩy vai trò giới tính của mình bằng việc khoác lên những tuyên ngộn trang phục được cho là độc quyền của nam giới. Và skinny jeans chính là một phương tiện khẳng định quyền bình đẳng bởi sự kết hợp giữa chất liệu dày dặn nam tính với đường cắt ôm sát nữ tính.
Một mẫu print ad của hãng quần jeans Wrangler tại Mỹ những năm của thập niên 60
Đến thập niên 70, skinny jeans gắn liền với hình tượng badboy, rocker nổi loạn. Hàng loạt huyền thoại như Mick Jagger, ban nhạc The Sex Pistols, The Clash, and The Ramones đã khoác lên trang phục áo da với phụ kiện dây xích , đinh tán và tất nhiên không thể thiếu chiếc quần skinny jeans tối màu, làm dấy lên làn sóng thời trang punk rock bụi bặm, mạnh mẽ và lúc bấy giờ. Thậm chí Vivienne West Wood, nhà thiết kế thời trang nổi tiếng, còn lập ra Sex boutique như một lời định nghĩa về phong cách nổi loạn này tại chính thủ đô của Anh Quốc - quê hương làn sóng punk rock.
Ban nhạc The Clash
Nhóm The Ramones
Cửa hàng Sex nổi tiếng tại số 430 phố Kings thành phố Luân Đôn với biển hiệu chữ hồng khổng lồ gây chú ý.
Thời trang skinny jeans tiếp tục con đường chinh phục của mình đến thập niên 80. Tại thời điểm này, dòng nhạc glam metal đang dần lên ngôi với những tên tuổi như Poison, Mötley Crüe, Bon Jovi, Guns N Roses và Kiss. Glam rock là sự phá vỡ mọi quy tắc đơn điệu, nhạt nhòa bằng những màu sắc rực rỡ, phụ kiện to bản nổi bật, lối trang điểm và làm tóc “quá cỡ”. Không nằm ngoài quy luật ấy, skinny jeans trong khoảng thời gian này được xuất hiện trong muôn hình muôn trạng khác nhau, nổi bần bật cùng những gam màu sặc sỡ.
Huyền thoại glam rock Guns N' Roses
Đến những năm 1990, skinny jeans có xu hướng hạ nhiệt bởi sự thịnh hành của dòng nhạc hiphop và grunge. Cả 2 dòng nhạc này đều đi theo phong cách oversize thoải mái, phóng khoáng đi liền với hình ảnh chiếc quần jean, quần vải thun baggy với áo khoác gió, sơ mi flannel rộng thùng thình, trái ngược hoàn toàn xu hướng thời trang ôm sát trước đó.
Sự thịnh hành của Hiphop và Grunge kéo theo sự lên ngôi của trang phục oversize quá khổ.
Nóng bỏng mắt với gu thời trang khiến ai cũng phải ngoái nhìn của 10x Sài Thành
Corset - Sức hút khó cưỡng từ phụ kiện "bóp eo" không cần xài app thần thánh
Thập niên 2000s chứng kiến sự trở lại đầy bất ngờ của skinny jeans nhờ siêu mẫu Kate Moss và sự phát triển của dòng nhạc Indie rock trong văn hóa đại chúng. Kate Moss xuất hiện trong trang phục quần skinny jeans và bốt sánh đôi với người bạn trai lúc bấy giờ là Peter Doherty (nhóm nhạc Indie rock The Libertines) cho thấy rằng skinny jeans một lần nữa phù hợp với trang phục hàng ngày.
Siêu mẫu Kate Moss dạo phố trong trang phục áo thun quần jeans đơn giản
Xu hướng âm nhạc và thời trang đại chúng luôn tác động qua lại với nhau, và lịch sử của skinny jeans là minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định này. Với sự biến động khôn lường của guồng quay thời trang, ngày nay chiếc quần jeans được biến tấu với vô vàn đường cắt và kiểu dáng khác nhau. Có thể nói skinny jean không dành cho tất cả mọi người, nhưng sức hấp dẫn của chiếc quần là bất biến, trường tồn theo thời gian như một biểu tượng của sự trẻ trung, năng động, mạnh mẽ nhưng rất quyến rũ.
Viết bình luận