Cách thả cá trong lễ tiễn Ông Công Ông Táo luôn là chủ đề gây tranh cãi.
Hôm nay (23 tháng Chạp), người dân trên cả nước sẽ làm lễ cúng tiễn Ông Công, Ông Táo về trời theo truyền thống dân gian. Người xưa quan niệm rằng, vào ngày này, các Táo sẽ cưỡi cá chép về trời để báo cáo những việc làm của gia chủ suốt 1 năm vừa qua.
Và để các Ông lên đường "thuận buồm xuôi gió", người dân sau khi làm lễ tại nhà sẽ mang cá đến các ao, hồ, sông.. để phóng sinh. Nhưng cách phóng sinh tưởng linh thiêng nhưng đôi khi lại trở thành những tình huống "dở khóc, dở cười".
Mới đây, trên mạng xã hội bất ngờ chia sẻ khoảnh khắc cô gái phóng sinh cá chép theo cách không hề dễ chịu chút nào. Theo đó, thay vì nhẹ nhàng di chuyển xuống mép nước để phóng sinh, cô gái đứng trên bậc cao ném cá vào không trung trước khi rơi xuống nước. Không biết lực có đủ để cá chạm mặt nước hay đập ngay xuống nền đá bên dưới nhưng hành động này ngay lập tức nhận về nhiều lời chỉ trích.
Kéo theo đó là loạt bình luận hài hước và những dự đoán về "số phận" của các Táo: "Mạnh tay quá Cụ ngất đi sao được"; "Vứt kiểu này dập phổi cụ rồi"; "Ai lại quẳng cụ thể"; "Ném vậy các cụ vừa chạm nước, các cụ đi luôn chưa kịp bẩm báo"...
Quăng cá thay vì thả cá.
Đây cũng là chủ để gây không ít tranh cãi mỗi năm. Không chỉ là cách thả cá chép sao cho đúng mà còn một loạt hệ lụy khác như vứt cả túi nilong xuống nước hay việc người thả kẻ vớt lại.
Theo phong tục, việc cúng tiễn thả cá chép để tiễn thần bếp, có công giữ gìn nếp nhà là ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm là một việc làm cần thiết và không thể bỏ qua. Nhưng không phải ai cũng thực hiện đúng quy trình để tỏ lòng thành kính của mình một cách trọn vẹn nhất.
Hà Nội: Học sinh "vui cực vui" khi được đi học trực tiếp tại trường sau kỳ nghỉ Tết UBND thành phố Hà Nội mới đây đã đồng ý với đề xuất của Sở giáo dục - đào tạo TP về việc cho phép học sinh từ lớp 7 đến 12 được quay lại trường học tập trung từ 8/2 tức sau kỳ nghỉ Tết Tết Nguyên đán 2022... Xem thêm tại đây |
Viết bình luận