"Trò chơi" may rủi luôn mang đến những kết quả khiến "người chơi" bất ngờ.
Khi làm bài thi trắc nghiệm, trường hợp không biết chính xác câu trả lời, học sinh thường khoanh bừa để "chơi trò" may rủi. Tuy nhiên, khoanh bừa cũng là một nghệ thuật mà không phải ai cũng biết. Cũng bởi vậy, trên nhiều diễn đàn mạng xã hội, không ít bí kíp khoanh bừa được tung hô để áp dụng và kết quả cuối cùng thường vẫn "toang".
Đơn cử như trường hợp của bạn học sinh dưới đây khi áp dụng mẹo lượm được trên mạng xã hội vào bài thi. Với phương pháp này, thí sinh chỉ mất hơn 4 phút để hoàn thành 16 câu hỏi nhưng kết quả chỉ đúng 3 câu với số điểm 1,88 điểm.
Bên dưới dòng chia sẻ là hàng loạt sự đồng cảm của những người "cùng cảnh". Chẳng hạn như bạn Cẩm Giang khi chỉ đạt 1,5 điểm với 3 câu hỏi đúng hay bạn Gia Mẫn khi trả lời đúng 4 câu và đạt 2 điểm.
Trần Thị Cẩm Giang: 3/16 y chang
Gia Mẫn
Đây cũng được xem là lời cảnh tỉnh cho những bạn đang có ý định áp dụng mẹo khoanh bữa khi làm bài thi trắc nghiệm. Đừng chờ đợi sự may rủi, thay vào đó hãy nỗ lực hơn để đạt được kết quả như mong đợi.
Dân tình chia sẻ những hoàn cảnh tương tự.
Bên cạnh việc sử dụng mẹo khoanh bừa, nhiều trường hợp còn tự hào khoe thành quả gian lận khi thi online. Đây là những hành động đáng bị lên án và cần sớm bị "tẩy chay".
Những cái kết "thảm" khi nhờ người làm hộ bài thi online Gian lận khi thi online là "bài toán" khó mà hầu hết giáo viên đều đang đi tìm câu trả lời. Để khắc phục điều này, khi kiểm tra giáo viên thường yêu cầu học sinh bật camera, bật mic để tiện giám sát. Tuy nhiên đám "nhất quỷ nhì ma" vẫn liên tục tung ra những chiêu trò gian lận thi cử, trong đó phổ biến là việc sử dụng "sự trợ giúp của người thân" thông qua tin nhắn... Xem thêm tại đây |
Viết bình luận