World of Tanks - Dấu Ấn Lịch Sử: Tank KV (I)

Anonymous 06/03/2015 15:06


WOT là sản phẩm mô phỏng những chiến xa thực tế nhất trong các trận thế chiến trong lịch sử chiến tranh Thế giới. Để hiểu rõ hơn chúng tôi xin cung cấp một số thông tinli
ên quan đến những chiến xa và lịch sử của chúng, sự tương đồng từ hình dángtrong game, ngoài đời thực. Thông số kỹ thuật và cả sự “bá đạo” của những chiếc "thùng sắt" mỗi khi gặp đối phương....

TankKV

Lược sử phát triển

Sau khi dự án thiết kế tăng đa nòng T-35 thất bại,quân đội Liên Xô bắt đầu tìm đến một giải pháp khác để thay thế. T-35 được đánhgiá là một loại tăng với hỏa lực mạnh, bọc giáp kỹ nhưng động cơ tồi tệ và tínhlinh động gần như không có. Cuộc nội chiến Tây Ban Nha cho thấy tăng hạng nặngđóng một vai trò khá quan trọng và nó vẫn ảnh hưởng đến việc thiết kế tăng giaiđoạn trước Thế chiến thứ hai.

Một vài bản vẽ thiết kế được hoàn thành, tất cả đềulà các loại tăng được bọc giáp nặng, sử dụng hệ thống treo thanh xoắn, bề mặt xích rộng và là các dạng thiết kế hàn dính nhau. Có một bản thiết kế có tên làSMK thiết kế gần giống như T-35 nhưng giảm 5 tháp pháo xuống 2 tháp pháo và vũ khí vẫn giữ nguyên là pháo 76.2 mm/45 mm. Khi SMK được gửi đến, Bộ Quốc phòng Liên Xô quyết định là chỉ nên có một tháp pháo nhưng được bọc giáp nặng hơn. Một bản thiết kế nữa có tên là KV, phần thân được thiết kế nhỏ hơn và chỉ có một tháp pháo khiến cho việc gia cố giáp ở mặt trước và tháp pháo được dày hơn mà vẫn giữ được trọng lượng nhất định, không quá nặng.

Khi Quân đội Liên Xô bắt đầu cuộc chiến tranh mùa đông với quân Phần Lan, cả ba mẫu bao gồm: SMK-KV-T-100 được gửi đến thực tập ở điều kiện chiến tranh. Lớp giáp bọc nặng của KV đã thể hiện uy lực của nó trước các loại vũ khí của quân đội Phần Lan khiến nó trở nên hữu dụng hơn các bản thiết kế còn lại. Có hai phiên bản KV được đem ra sản xuất đó là KV-1 với tên gọi chính thức là "Xe tăng hạng nặng KV-1" (trang bị pháo 76 mm) và KV-2 với tên gọi chính thức là "Xe tăng hạng nặng KV-2" (trang bị lựu pháo 152 mm. Và trong WOT nó là chiến xa kinh hoàng nhất khi đối đầu với bất cứ xe cùng cấp nào).

Tank KV trong WoT

Những ưu điểm của KV bao gồm: lớp giáp dày cực của nó không thể nào bị xuyên thủng bởi đa phần các loại PTHCT - trừ khi ở những điểm đen và ở khoảng cách quá gần, hỏa lực mạnh và sự di chuyển êm của xích trên mặt đất. Nhưng dù sao nó cũng có một số nhược điểm quan trọng: hơi khó để lái, hệ truyền động hoạt động không êm, hệ thống công thái học hoạt động yếu vàhầu như không có gàu/lồng tháp pháo. Thêm nữa là trọng lượng 45 tấn là quá nặng so với KV-1. Nó hoạt động cũng như tác chiến không được linh động, mặc dù hoạt động tối đa công suất của động cơ và còn không thể vượt qua đa số cầu như các loại tăng hạng trung có thể làm được một cách dễ dàng. KV là loại tăng nặng nhất, tính đến thời điểm đó và về sau thì Đức cũng có thiết kế một số loại tăng hạng nặng khác. KV không bao giờ được trang bị hệ thống ống lặn để vượt qua sông bằng phần dưới, thế nên nó phải đi qua các loại cầu có đủ khả năng cho nó đi qua. Một vài cải tiến về sau có cố tìm cách nâng cấp động cơ và thêm giáp nhưng KV vẫn không thể đạt được đến tốc độ của các loại xe tăng hạng trung và càng ngày càng gặp nhiều vấn đề khi di chuyển ở các địa hình khác nhau.

Các thiết kế khác

Vào năm 1942, người Đức bắt đầu thiết kế và nâng cấp các loại pháo 50 mm và 75 mm nên giáp của KV không còn sở hữu danh hiệu bất khả chiến bại nữa. Ngay cả đối với các loại máy bay như Henschel Hs 129 trang bị pháo tự động MK 101 cũng có thể xuyên thủng giáp sườn, giáp tháp pháo và đỉnh của KV, điều này chứng tỏ KV cần phải gia cố thêm về lớp giáp. KV cũng chỉ mang được pháo chính 76.2 mm trong khi đó tank T-34 với trọng lượng nhẹ hơn, tốc độ nhanh hơn và chi phí sản xuất rẻ hơn cũng có thể mang được mà còn thực hiện điều đó rất tốt. Điều này bắt đầu ảnh hưởng đến uy tín của KV khi tác chiến cũng như sản xuất.

Vào năm1943, Đức Quốc Xã bắt đầu cho tăng hạng nặng Tiger-I tham chiến, với sức mạnh của pháo 88 mm và giáp dày, KV-1 không còn là đối thủ của Tiger-I nữa. Một cuộc thử nghiệm chiếc Tiger bắt được gần Leningrad đã cho thấy pháo chính của KV không thể nào xuyên thủng được giáp của Tiger-I. Ngoài ra nó còn rất khó để sản xuất và đắt hơn T-34 rất nhiều. Các nhược điểm trên đã nhanh chóng đặt ra cho KV nhiều thách thức.

Nhưng dù sao, vì thành tích hạ gục được nhiều tăngĐức nên KV vẫn được giữ lại trong đội hình tăng của Liên Xô và vẫn tiếp tục đượcsản xuất. Trong một cuộc nâng cấp, KV được cho sử dụng động cơ 600 hp V-2K-mộtphiên bản sửa chữa của động cơ tăng T-34 V-2-chạy bằng diesel) và vẫn đượctrang bị pháo F-34-trong khi đó T-34 cũng được cho sử dụng cùng loại pháo này.

Tank KV trên chiến trường thực

Khi việc sản xuất bắt đầu trở nên khó khăn hơn do Đức Quốc Xã đẩy mạnh các cuộc tiến công bằng máy bay và xe tăng nên các nhà máy sản xuất phải chuyển lên núi Ural, việc sản xuất tăng KV-2 bị bỏ d. Khác với những lời ca ngợi trên sách báo, tăng KV-2 thực ra gặp một số vấn đề nặng liên quan đến phễu chứa dầu. Nó có tính linh động rất kém, khiến nó trở nên lạc hậu dần trong một chiến trường đầy tính cấp tốc như mặt trận phía Đông. Phần tháp pháo có trọng lượng khá nặng, rất khó để quay sang hai bên trong điều kiện địa hình ghồ ghề và chi phí sản xuất rất đắt. Chỉ có khoảng 250 chiếc KV-2 được sản xuất, tất cả đều trong những năm 1940-1941, khiến nó nằm trong danh sách những loại tăng hiếm được sản xuất nhất.

Để tiếp tục cuộc chiến tranh bên cạnh tăng T-34, KV-1 tiếp tục được cải tiến phần giáp để trở nên hữu dụng hơn khi đối đầu vớicác vũ khí chống tăng của quân đội Đức. Bản KV-1 được đặt tên là "KV-1phiên bản năm 1942" (người Đức đặt tên cho phiên bản này là"KV-1C"). Phiên bản KV-1C có giáp bọc rất nặng và dày nhưng thiếu một số sửa chữa về phần động cơ. Kíp chiến đấu tăng KV-1C than phiền rằng mặc dù được bảo vệ rất tốt nhưng tăng của họ vẫn thiếu không có sự linh động và uy lực trên chiến trường.


Để cải thiện những lời phàn nàn và tính linh động củaKV-1, phiên bản KV-1S (tên tiếng Nga: KB-1C) được tung ra chiến trường, với lớp giáp mỏng và nhẹ hơn, phần tháp pháo thấp xuống nhằm cải thiện tốc độ di chuyển.Quan trọng hơn, KV-1S có cu-pôn chỉ huy được bao bọc bởi bộ phóng đại tầm nhìn,chiếc tăng đầu tiên được trang bị hệ thống này. Nhưng khi KV-1S ra đời với lớpgiáp mỏng và vũ khí cũng được đánh giá là khá tầm thường đã có một câu hỏi đượcđặt ra là tại sao các bản cải tiến của KV-1 vẫn được sản xuất chiếm bớt thờigian trong khi đó tăng T-34 cũng có thể làm được y hệt và còn rẻ hơn rất nhiều.Vì thế nên dự án sản xuất tăng hạng nặng của quân đội Liên Xô bị cho dừng hoạtđộng vào giữa năm 1943.

Vào mùa hè năm 1943, quân Đức bắt đầu cho lộ diện loại chiến xa hạng trung với sức mạnh rất cao Panther ra chiến trường, sự đe dọa đối với các loại xe tăng Xô-Viết bắt đầu lấn át khi vắng bóng các loại tăng hạng nặng. Lực lượng thiết giáp quân đội Liên Xô cần những loại tăng có giáp dày và pháo mạnh hơn để đối đầu lại với số tăng Panther đang tăng lên và số Tiger-I ít ỏi.

Một phiên bản được thiết kế tạm thời KV-85 hoặc Objekt 239. Phiên bản này thật ra là một chiếc KV-1S được lắp tháp pháo mới của tăng IS và được lắp pháo 85 mm D-5T - cũng được lắp trên PTHCT SU-85 và tăngT-34-85. Chỉ có khoảng 148 chiếc KV-85 được sản xuất trước khi dự án sản xuất KV bị cho dừng lại. KV-85 được cho sản xuất vào mùa thu và mùa đông những năm 1943-1944. Chúng được gửi ra mặt trận vào tháng 9 năm 1943. Việc sản xuất tăng KV-85 bị dừng lại vào mùa xuân năm 1944 và sau đó tăng IS-2 bắt đầu đi vào sản xuất với số lượng lớn.

Thiết kế nối tiếp thành công

Một dự án thiết kế tăng mới được dựa trên tăng KV-13 được đưa vào sản xuất vào cuối năm 1943. Bởi vì tăng KV đã bị dừng sản xuất nên một sê-ri tăng hạng nặng mới có tên IS bắt đầu xuất hiện. Dự án KV-13 được đặt tên lại thành tăng hạng nặng IS-1 (hoặc IS-85 hay dự án Object 237). Saukhi thử nghiệm cả hai loại pháo chính 100 mm hoặc 122 mm, cuối cùng pháo chínhD-25T 122 mm được lựa chọn làm vũ khí cho tăng IS, các ưu điểm của nó phải đượckể đến như độ nổ của đạn lớn và sức xuyên giáp cao. Pháo chính 122mm D-25T sử dụng đạn nổ xuyên giáp và bột nổ loại lớn, nhưng nhược điểm bao gồm tầm bắn thấp và số đạn mang được không nhiều. Trong khi pháo 122mm D-25T có tốc độ đạn không nhanh bằng pháo 7.5 cm hoặc pháo 8.8 cm của người Đức nhưng sức xuyên của đạn pháo AP có thể xuyên thủng giáp mặt trước của Panther; đạn HE của pháo 122mm có thể thổi tung phần hầm trước bao gồm hệ thống đĩa và phần thân trước của bất cứ loại tăng hay pháo tự hành nặng nhất từ phe Đức Quốc Xã. Dự án tăng hạng nặng mới mang tên IS-122 thay thế cho dự án tăng hạng nặng IS-85 và được đưa ra sản xuất trên diện rộng. Các phiên bản T-34-85 và SU-85 được cho sử dụng pháo chính 85 mm thay cho pháo 76.2 mm.

Một vài chiếc KV còn sót lại trong quá trình sản xuất được sử dụng cho đến hết cuộc chiến nhưng đa phần đều bị bỏ lại hoặc bị phá hủy. Trung đoàn cận vệ hạng nặng số 260 được cho phòng thủ ở mặt trận Leningrad, được giao cho một vài chiếc KV-1 (đến tận mùa hè năm 1944) để bảo vệ thành phố trước khi được trang bị lại số IS-2. Một trung đoàn tăng KV được thấy hoạt động ở Manchuria vào tháng 8-năm 1945; một vài chiếc KV-85 được thấy hoạt động ở Crimea vào mùa hè năm 1944. Quân đội Phần Lan sở hữu hai chiếc KV (được đặt biệt danh là "Klimi"), trong hai chiếc KV có một chiếc mẫu 1940 và một chiếc mẫu 1941. Một chiếc KV-2 bị quân đội Đức bắt được vào năm 1945 trong khi chiếc KV-2 đang tác chiến với quân đội Mỹ ở Ruhr.

Khi chiến dịch Barbarossa bắt đầu, lực lượng thiết giáp Liên Xô có trong tay 508 chiếc KV mới. Vì vậy chúng tỏ ra khá mạnh khi đối đầu với những loại tăng nhẹ hơn như Panzer III và Panzer IV, quân đội Đức chỉ có thể dựa vào pháo phòng không FlaK 88 mm hoặc lựu pháo với cỡ nòng 105 mm trở lên để hạ gục KV. Nhưng KV và T-34 được vận chuyển với số lượng không nhỏ và hoạt động khá lẻ tẻ nhưng đến chiến dịch Raseiniai, chúng được sử dụng khá triệt để, để đối đầu lại lực lượng tăng Đức.Từ ngày 23-ngày 24 tháng 6, một chiếc KV-2 đơn lẻ đã hạ gục một vài đơn vị của sư đoàn Panzer số 6 cả ngày trên đầu cầu thuộc sông Dubysa ở phía dưới Raseiniai, phá hoại làm chậm đoàn Panzergruppe 4 tại Leningrad cho đến khi nó hết sạch đạn và kíp chiến đấu phải bỏ lại chiếc xe.

Trong khuôn khổ các chiến dịch Panzer(PanzerOperations), tăng KV-1 mặc dù tiêu diệt được nhiều tăng địch, phá hủy được nhiều khẩu FlaK 88 mm nhưng cuối cùng vẫn bị tiêu diệt bởi những khẩu FlaK 88 mm bên cạnh.Kíp chiến đấu trong tăng thường bị bất tỉnh khi bị trúng đạn và chỉ đồng ý để bị giết bằng lựu đạn họ mang theo. Họ được chôn trong niềm danh dự, dũng cảm nhưng nhìn chung là khá bất thường so với các quân đội khác. Nhiều người cho rằng tác giả của việc này Erhard Raus (chỉ huy tập đoàn Panzer số 6) đã ra lệnh làm như vậy.

Vào ngày 14-tháng 8-năm 1941, đội tiên phong của sư đoàn tăng-thiết giáp Panzer số 8 tiếp cận Krasnogvardeysk (Gatchina) gần Leningrad (St Petersburg) và lực lượng Xô-Viết duy nhất còn lại ở đó chỉ là 5 chiếc KV-1 được cho ẩn náu kỹ lưỡng, được chôn bên dưới  bãi đầm lầy. ChiếcKV-1 số hiệu 864 có chỉ huy là trung úy huyền thoại Zinoviy Kolobanov.

Quân Đức tấn công Krasnogvardeysk theo ba hướng. Ở gầnNoviy Uchkhoz chỉ có một lối đi duy nhất để vượt qua bãi đầm lầy và chỉ huy của 5 chiếc KV quyết định chọn địa điểm này để ấn nấp và đột kích bất ngờ. Trung úy Kolobanov đã nghiên cứu kỹ lưỡng địa hình và các bước đi của quân Đức, ông đã phân đội của mình đến các địa điểm từ đêm hôm trước.Mỗi chiếc KV-1 mang theo hai đến ba viên đạn xuyên giáp hạng nặng. Kolobanov đã dặn lực lượng không được khai hỏa khi chưa có lệnh và phải đặc biệt lắng nghe kỹ lưỡng - không được manh động. Nhưng vì nhiều lí do nên ông ta không thông báo cho cả đội theo như kế hoạch, ông quyết định hành động một mình vì chỉ cần một chiếc KV-1 khi hành động đúng lúc có thể cho cả đội bên Đức bị tiêu diệt.

Vào ngày 14 tháng 8, đội tiên phong phe Đức đi đúng ngay hướng mà lực lượng Liên Xô đã mai phục sẵn một cách kỹ càng, ngay đầu tiên chiếc KV của Kolobanov đã hạ gục chiếc tăng chỉ huy với chỉ một phát đạn nhẹ nhàng. Những chiếc còn lại trong đội tiên phong tưởng rằng chiếc dẫn đầu đã bị vấp mìn và mắc kẹt ở đâu đó.Cả đoàn tăng Đức dừng lại quan sát, vô tình biến mình thành con mồi béo bở cho Kolobanov, ngay lập tức chiếc KV-1 do trung úy chỉ huy bắn nát chiếc tăng thứ hai. Đến lúc này, đoàn xe tăng đã phát hiện họ bị bắn lén, chúng bắn lung tung vì không biết hướng bắn của Kolobanov, chiếc KV-1 của ông nhẹ nhàng hạ nốt chiếc xe tăng còn lại, như kiểu hạ gục toàn bộ đoàn tăng chỉ bằng một cú đấm uy lực.

Mặc dù lực lượng Đức biết được hướng bắn nhưng họ chỉ có thể quay xe tăng và bắn lung tung về hướng đó trong khi xe tăng của phe kia vẫn có thể hướng được chính xác kẻ thù và chỉ cần một phát đạn duy nhất.Xe tăng của phe Đức tiếp tục di chuyển ra khỏi đường trượt xuống vùng đất mềm càng tạo điều kiện cho chiếc tăng của Kolobanov tiêu diệt nhiều hơn. Có tổng cộng 22 chiếc xe tăng và thêm 2 khẩu pháo kéo tời bị tiêu diệt bởi chiếc tăng số 864 của Kolobanov. Để ghi công nhiều hơn, Kolobanov ra lệnh cho lực lượng tăng của mình tiêu diệt thêm 21 chiếc xe tăng Đức nữa trong khi chỉ còn có 30 phút nữa là trậnđấu kết thúc. Có tổng cộng 43 chiếc xe tăng Đức bị tiêu diệt chỉ bởi 5 chiếc KV-1.

Sau trận đấu, kíp chiến đấu của chiếc KV-1 số 864 tiêu diệt được hơn 135 chiếc tăng và không có chiếc tăng Đức nào xuyên nổi giáp của chiếc KV-1 này.Trung úy Kolobanov được trao tặng huy chương Lenin(Order of Lenin), trong khi đó người lái tăng Usov được trao tặng huy chương Đỏ(Order ofthe Red Banner).Về sau, trong trận chiến mùa đông, trung úy Kolobanov lại một lầnnữa ghi công vang dội và được sách báo ca ngợi ngớt lời. Sau thế chiến II, ông được di chuyển về hoạt động tại Đông Đức và nghỉ hưu sau một cuộc đào tẩu đến Anh.

Trận đánh Krasnogvardeysk được đưa lên các phương tiện truyền thông đại chúng của Liên Xô rất nhiều. Một đài tưởng niệm tại làng Noviy Uchkhoz để kỉ niệm về trận đánh huyền thoại này được xây dựng vào năm 1980, tại nơi đây kỉ niệm chiếc KV-1 của Kolobanov chôn vùi dưới bùn nhưng vì tìm không được nên đành phải sử dụng xe tăng hạng IS-2 để thay thế.

Chiến thắng vang dội của quân đội Liên Xô ở đây một phần là do sự chuẩn bị khéo léo của Kolobanov. Một phần là do đa phần số tăng Đức trong trận này là Panzer II (trang bị pháo 20 mm) và một vài chiếc PanzerIII (trang bị pháo 37 mm KwK 36 L/46.5).Pháo chính của tăng Đức không có tầm bắnxa và cũng không có uy lực như pháo 76 mm của KV và sự bố trí chật hẹp giữa xích di chuyển cũng làm cho số tăng này kẹt khi di chuyển qua bùn lầy.

(tổng hợp)

Viết bình luận