Góc nhìn: Khi thể thao điện tử và chính trị va chạm với nhau!

Guenhaini 09/05/2022 16:15

Thể thao điện tử lâu nay vốn đã là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống giải trí của rất nhiều người nhưng mọi thứ đã thay đổi kể từ khi chính trị bước vào sân chơi này. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi hai khía cạnh thuộc những lĩnh vực tưởng như không liên quan va chạm với nhau?

Thể thao điện tử và Chính trị là một chủ đề nhạy cảm thường bị tách biệt ra hơn là gán ghép chung với nhau. Cho dù hai khía cạnh này né tránh được nhau là do phải tuân thủ hợp đồng/chính sách, hình ảnh công khai, cân nhắc nghề nghiệp/lựa chọn cá nhân, thực tế của vấn đề là Chính trị thường không được xuất hiện trên trang nhất của giới Eports. 

Thông thường cả người chơi lẫn các khán giả đều thốt lên rằng Thể thao điện tử hay nói cách khác là chơi game như một lối thoát khỏi thực tế, một nơi để đi và không phải lo lắng về những điều xảy ra trong thế giới thực. 

Trong khi bản thân cốt truyện của nhiều trò chơi thường xen lẫn yếu tố Chính trị - chẳng hạn như The Division 2 lấy bối cảnh Washington DC bị tàn phá sau đại dịch, Wolfenstein có thể là về việc giết chết Chủ nghĩa quốc xã, Civilization và Tropico cho phép xác định là một nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa hay nền Dân Chủ bình đẳng - nhưng chắc chắn việc Esports "dính dáng" đến Chính trị mà nằm bên ngoài cốt truyện thường rất hiếm khi xảy ra và gần như là điều cấm kỵ. 

Vào tháng 10 năm 2019, tuyển thủ Hearthstone chuyên nghiệp Ng Wai “blitzchung” Chung đã bị Blizzard "trừng phạt" sau khi kêu gọi giải phóng Hồng Kông trong một buổi phỏng vấn sau trận đấu. Theo đó, Blizzard thông báo rằng Blitzchung đã bị cấm tham gia giải đấu hiện tại, cũng như sẽ mất mọi khoản tiền thưởng (khoảng 4.000$ tính đến thời điểm đó) và sẽ bị cấm tham gia các giải đấu Grandmaster khác trong một năm.

IFrame

Công ty đã trích dẫn quy tắc nghiêm cấm người chơi Grandmasters xúc phạm công chúng hoặc làm xấu đi hình ảnh của Blizzard làm cơ sở cho quyết định này. Blizzard sau đó tuyên bố một mặt họ tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người chơi, mặt khác họ vẫn bị ràng buộc bởi các quy tắc khi thi đấu. Tuy nhiên, lập trường này sau đó đã được điều chỉnh với lệnh cấm của blitzchung được giảm xuống còn sáu tháng và trao cho anh ấy số tiền thưởng.

Phần lớn lý do để các tổ chức và công ty đưa ra quan điểm gay gắt đối với những tuyên bố này và thể hiện sự ủng hộ là vì mối quan hệ tài chính. Và các ràng buộc tài chính thường mang bản chất chính trị theo một cách nào đó. 

Điển hình là vào tháng 11 năm 2018, Bộ trưởng Thanh niên và Thể thao Malaysia Syed Saddiq - chính trị gia trẻ nhất của đất nước và là một game thủ Dota 2  - đã giúp lập bảng phân bổ 10 triệu RM (tương đương 2,4 triệu USD) ngân sách hàng năm của đất nước cho Thể thao điện tử. Ngoài ra, giải đấu Dota 2 Kuala Lumpur Major được hỗ trợ một phần bởi Bộ Thanh niên, Thể thao và Hội đồng Thể thao Quốc gia Malaysia.

Vậy nên, có những lúc không thể giữ Thể thao điện tử và Chính trị cách xa nhau.

Tuyển thủ Neta "33" Shapira đã không thể góp mặt và tham dự giải Major của DPC 2018-2019 cùng NiP tại The Kuala Lumpur Major vì Malaysia từ chối cấp thị thực cho những người có hộ chiếu Israel. Gần đây nhất, và hiện vẫn đang tiếp diễn, thế giới Thể thao điện tử đang bị rung chuyển bởi cuộc chiến đang diễn ra do Liên bang Nga tiến hành chống lại Ukraine. 

Người chơi, đội tuyển, nhân viên và tổ chức đều đang phải đối mặt với những hậu quả, những quyết định khó khăn, những mối đe vì điều đó, bao gồm cả việc bị cấm nói về tình huống này một cách công khai như trong trường hợp với RuHub Studios và cắt đứt quan hệ với các đối tác kinh doanh như trong trường hợp của WePlay. 

Nhưng mọi chuyện không chỉ dừng lại ở đó. Nó đi sâu hơn và những tác động thậm chí còn khó lường hơn. 

Theo Epicenter, ban tổ chức dự kiến ​​của Dota 2 DPC 2021-22 Season Spring Tour, Valve đã đưa ra quyết định hoãn vô thời hạn giải đấu DPC của khu vực này. Điều này cuối cùng có nghĩa là người chơi bị cản trở trong việc phát triển sự nghiệp của họ bao gồm có được thu nhập tiềm năng, cụ thể hoá ước mơ và niềm đam mê của họ bị cắt ngắn trong thời gian này. 

Quốc tịch dần trở thành một thứ gì đó (liên quan đến Chính trị) đang ảnh hưởng trực tiếp đến người chơi (Esports). 

Mặc dù trong một số trường hợp, mục đích có thể là sự an toàn của người chơi/nhân viên tổ chức, nhưng tác động tiêu cực vẫn là điều không thể phủ nhận. Diễn thuyết là quan trọng. Người chơi, nhân viên và tổ chức có quyền sử dụng nền tảng của họ để nâng cao nhận thức về các vấn đề xã hội cũng như Chính trị gặp phải trong và ngoài bối cảnh trò chơi. 

Kêu gọi loại bỏ yếu tố Chính trị ra khỏi Thể thao điện tử là một đặc ân mà bất kỳ bên nào bị ảnh hưởng đều có thể thực hiện. Thể thao điện tử và Chính trị có thể cùng tồn tại và mang lại ý nghĩa và tác động lâu dài để thúc đẩy các phong trào xã hội thay đổi trong xã hội hiện nay.

Làm ngơ trước các vấn đề xã hội lớn là hành vi gây tổn hại, vô trách nhiệm và là đặc điểm chính của sự phủ nhận.

Vì vậy, trong khi chúng ta cố gắng để vui vẻ và giữ cho cả hai tách biệt, hãy nhớ rằng Chính trị có rất nhiều ảnh hưởng đến ngành công nghiệp Esports. Và điều này thậm chí còn kéo dài hơn nữa trong tương lai.

IFrame

Bài viết có sử dụng tư liệu và hình ảnh từ các nguồn tin trong và ngoài nước khác nhau!

Lưu ý: Chiến tranh hay các cuộc xung đột vũ trang trên toàn thế giới là điều mà không ai trong chúng ta mong muốn, tuy nhiên là một cá nhân đang theo đuổi cũng như dành sự quan tâm cho Esports, người viết bài luôn mong muốn việc đưa những tác động tiêu cực của Chính trị ra khỏi thế giới Thể thao điện tử. Game8 không ủng hộ bất cứ động thái thúc đẩy bạo lực hay các cuộc tranh cãi nặng nề về chủ đề Chính trị, thay vào đó chúng tôi mong muốn tất cả các bên sẽ sớm tìm ra được giải pháp hòa bình và đưa mọi thứ quay trở về với đúng quỹ đạo của nó như trước đây.

Viết bình luận