6 điểm khác biệt giữa sinh viên năm nhất và sinh viên năm cuối: Cả một sự "tiến hóa" phũ phàng!

Hafa 14/02/2019 09:38

Sinh viên năm nhất và sinh viên năm cuối chỉ cách nhau vài năm, vẫn cùng ở trong một ngôi trường nhưng thực tế lại là một khoảng cách rất xa như cả một sự “tiến hóa”.

Thời cấp 3 ai mà chẳng háo hức được vào đại học để trải nghiệm đủ thứ vui trên đời như mọi người vẫn thường nói. Những năm đầu thời sinh viên có lẽ là những năm tháng rực rỡ nhất vì lúc đấy mới bước vào cánh cổng trường đại học, vẫn còn ngây ngô, vẫn còn máu lửa nhiệt huyết. 

Cái thời năm nhất ấy, các bạn trẻ vẫn còn "sợ đông sợ tây", lo lắng chuyện học hành, sợ chuyện điểm danh, chăm chỉ cày cuốc trước khi kiểm tra... Nhưng những "chú thỏ non" ấy có lẽ chẳng biết rằng, đây chỉ là những bước đệm đầu tiên trên con đường "tiến hoá" thành những "con cáo già" trái ngược hoàn toàn. Khi ấy thì không sợ trời, chẳng sợ đất, nhất là giai đoạn cuối đời sinh viên.

Sau đây là 6 điểm đặc trưng trong quá trình biến đổi từ "cừu thành cáo" ấy. Sinh viên hãy xem liệu có tìm thấy bản thân mình trong đấy không nhé!

MỤC LỤC [Hiện]

Hồi đó cứ nghĩ nếu mình không làm sẽ không có ai làm, cả nhóm sẽ bị cô cho điểm kém. Giờ thì nghĩ khác, nếu mình không làm thì cũng sẽ có đứa khác nó làm thôi!

Rồi đến một lúc còn quá nhiều thứ phải lo nghĩ thì bạn thân trở thành "thân ai nấy lo". Năm cuối sinh viên sẽ ít lên lớp nên bạn bè cũng chẳng còn thân thiết như xưa nữa.

Nhớ những ngày mới bắt đầu học, môn gì cũng phải chép, tiết gì cũng chép, cô nói 10 là chép hết 10... Còn năm cuối thì đến vở nhiều khi còn không có nữa, thậm chí tài liệu photo còn nhiều hơn cả vở và bút.

>> 6 vấn đề khiến sinh viên năm nhất đau đầu

Thời năm nhất, nhiều bạn cũng từng băn khoăn, cũng từng hối hận vì chọn nhầm ngành nhưng cái quan trọng nhất bây giờ là làm sao ra trường kiếm được thật nhiều tiền. Năm nhất còn đi tìm những niềm đam mê, cảm hứng thì đến năm cuối đã bắt đầu nghĩ đến tiền thường xuyên như bố mẹ mình rồi.

Năm nhất còn vẫn còn dư âm kiểu bạn bè như thời cấp 3, đi đâu bạn bè cũng rủ nhau. Năm cuối rồi thì miễn luôn khoản đó, ra chơi phát là tranh thủ về nhà luôn, cảm thấy chẳng còn đủ năng lượng để vui chơi như bọn trẻ nữa. Năm cuối là thấy mình già lắm rồi!

Cấp 1 “bị” 9 điểm thì cảm thấy thật xấu hổ, cấp 2 được 8 điểm cũng là điều quá nhục nhã, cấp 3 được 7 điểm thì than "Ôi sao mình kém cỏi thế này". Sinh viên năm nhất được 6 điểm cũng than "Học như này thì sao có học bổng". Nhưng sinh viên năm cuối thì... "Ơn giời, sao cũng được, qua môn rồi!".

Trên đây chỉ là vài tổng kết vui về sinh viên dựa trên những hiện tượng phổ biến trong nhiều thế hệ học trò. Tuy không phải sinh viên nào cũng như vậy nhưng cũng cần phải thấy, sinh viên thời hiện đại vẫn sẽ còn phải cố gắng nhiều để hoàn thiện bản thân./.

Viết bình luận