5 bí quyết để thành công khi quyết định chuyển đổi nghề nghiệp từ chuyên gia hoạch định tài chính

12/08/2020 11:08

Chuyển đổi nghề nghiệp có thể là điều đáng lo lắng, nhưng dù sao thì mọi người vẫn lao vào với hy vọng kiếm được nhiều tiền hơn hoặc để theo một sự nghiệp tốt hơn.

>> Muốn thay đổi nghề nghiệp, chuyển hướng sự nghiệp cần cân nhắc kỹ dựa trên 6 điều quan trọng này

“Có một vài yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi của tôi trong sự nghiệp nhưng tôi sẽ bắt đầu với yếu tố thực tế nhất - tôi xuất thân từ một gia đình có thu nhập thấp và tận mắt chứng kiến ​​sự khó khăn mà việc thiếu tiền và không gian sống có thể gây ra. Điều này khiến tôi quyết tâm trở nên độc lập về tài chính và mua chỗ ở của riêng mình vào năm 30 tuổi.”, Naomi Chua - Giám đốc điều hành cấp cao tại Great Eastern Financial Advisers cho biết. Trước khi trở thành một nhà hoạch định tài chính, cô đã làm việc cho SIA trong 3 năm.

Naomi Chua nói thêm rằng, cô cũng đã chuyển đổi nghề nghiệp vì thấy rằng “ngành tài chính mang lại nhiều tiềm năng để phát triển và tiến bộ”, vai trò của cô “không bao giờ là nhàm chán”. Nhưng điều đó không có nghĩa là cô không có những cuộc đấu tranh ngay từ đầu, đặc biệt là khi mọi thứ trở nên khó khăn.

“Thay vì nản lòng, tôi đã chọn làm việc chăm chỉ hơn nữa để chứng tỏ bản thân. Đối với tôi, lợi nhuận dài hạn quan trọng hơn bất kỳ tổn thất ngắn hạn nào và cuối cùng, tôi cảm thấy rất thoải mái với khái niệm về sự hài lòng bị trì hoãn.", cô cho biết.

Naomi hiện quản lý một nhóm cộng sự và các chương trình đào tạo cho công ty của cô, vì vậy cô đã tìm thấy thành công lớn trong sự nghiệp từ việc chuyển đổi nghề nghiệp. Cô đã chia sẻ 5 mẹo để thực hiện điều này.

MỤC LỤC [Hiện]

“Bắt đầu sự nghiệp mới của bạn bằng một thái độ tích cực. Việc bạn không tìm thấy sự nghiệp phát triển trong công việc trước đây là điều hoàn toàn bình thường và thay vì cay cú, bạn nên rút kinh nghiệm và thực hiện nó với vai trò mới của mình.

Ngoài ra, hãy phản hồi một cách tích cực. Khi bước vào một ngành mới, sẽ có nhiều cơ hội mới và chắc chắn sẽ có lúc chúng ta hụt hẫng. Khi mọi người nêu bật điểm yếu của bạn thì hãy trưởng thành về điều đó và nói cảm ơn họ khi họ làm vậy. Họ đang quan tâm để giúp bạn.”, Naomi nói.

Cô chia sẻ thêm: “Đừng chống lại sự thay đổi, hãy đón nhận nó. Hãy tin tưởng rằng bạn sẽ phát triển và trở nên tốt hơn miễn là bạn nỗ lực hết mình! Tìm một người cố vấn đáng tin cậy và lên lịch đánh giá liên tục để bạn có thể nắm bắt được điểm mù của mình và cải thiện.

Hãy nghĩ xem bạn muốn trở thành ai trong 5 - 10 năm tới. Những giá trị nào bạn muốn có? Bạn cần thực hiện những thay đổi nào? Quản lý nhóm 5 người của mình sẽ tăng cơ hội để bạn đạt được mục tiêu”.

>> Rời Urban Station để chuyển hướng sang kinh doanh ẩm thực, Đinh Nhật Nam nói "mở rộng là con dao hai lưỡi"

>> Diêm Thống Nhất "thần thánh" đạt doanh thu kỷ lục nhờ chuyển hướng kinh doanh

“Tôi đã dành cho mình 2 năm để thử lập kế hoạch tài chính và tôi đã hứa với sếp rằng tôi sẽ làm bất cứ điều gì ông ấy yêu cầu. Tôi đã làm được điều đó và trong năm đầu tiên, tôi biết rằng tôi sẽ làm việc đó trong một chặng đường dài.

Đừng bỏ cuộc khi bạn còn chưa thật sự cố gắng đủ. Chỉ khi bạn đã dồn hết sức mình cho nó mà vẫn không thành công thì đó là lúc để bỏ cuộc.”, Naomi đưa ra lời khuyên.

“Hãy nhớ lý do tại sao bạn chọn nghề này, cho dù đó là niềm đam mê giúp đỡ người khác, mong muốn thành công hay để có quyền tự chủ lớn hơn về thời gian và sự phát triển nghề nghiệp. Nắm bắt các lý do sẽ cung cấp cho bạn một điểm tựa khi mọi việc trở nên khó khăn. Và vấn đề là, 'tại sao' một người có thể phát triển theo thời gian.

Động lực ban đầu của tôi là kiếm được thu nhập tốt và có ý nghĩa với cuộc sống, nhưng khi tôi trưởng thành với tư cách là một nhà hoạch định, chứng kiến ​​khách hàng của mình phát triển cùng với tôi về tài chính và các khía cạnh khác của cuộc sống khiến tôi muốn trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình. 9 năm trôi qua và giờ tôi cũng muốn trở thành một tấm gương tốt cho đội ngũ cộng sự của mình và giúp họ thành công”, cô bày tỏ.

Naomi đúc kết: “Bất cứ điều gì tôi đã nói ở trên sẽ không hiệu quả nếu bạn không sẵn sàng làm việc chăm chỉ để có được sự thành công. Nhiều khi chúng ta không kiểm soát được môi trường nhưng lại có toàn quyền đối với suy nghĩ, lời nói và hành động của mình.

Bạn có thể sẽ gặp phải một số khó khăn trên đường đi, nhưng nếu bạn nắm chắc lý do tại sao bạn bắt đầu hành trình này ngay từ đầu và sẵn sàng làm việc chăm chỉ, tôi tin rằng thành công sẽ không còn xa đối với bạn”.

Theo Asiaone

>> 6 công đoạn chuyển đổi sự nghiệp từ làm công ăn lương sang làm ông chủ

Viết bình luận