7 phim hậu truyện đã đem chính phần phim trước ra làm trò hề

xalotho 20/04/2021 09:00

MỤC LỤC [Hiện]

Casino Royale (2006), Skyfall (2012) và những phần phim 007 của Pierce Brosnan (1995-2002): Die Another Day là lần cuối Pierce Brosnan vào vai James Bond. Khi đó, khán giả đã chán ngấy phong cách làm quá của thương hiệu điệp viên. Khi Daniel Craig tiếp nhận vai diễn huyền thoại, chùm phim Bond chuyển sang hướng gai góc và thực tế hơn, mở màn bằng Casino Royale. Trong phim, khi được hỏi anh muốn martini lắc hay khuấy, nhân vật đáp lại: “Nhìn tôi có giống như đang quan tâm không?”. Đến Skyfall, khi Bond gặp đặc vụ Q và tiếp nhận bộ vũ khí tối giản hơn thường lệ, anh châm biếm: “Không hẳn là Giáng Sinh, nhỉ?”, thì Q đáp trả, “Anh nghĩ sẽ có bút phát nổ ư? Chúng tôi loại bỏ nó rồi”. Chi tiết này xoáy thẳng vào chuyện Bond của Brosnan từng dùng bút phát nổ trong bộ phim ra mắt GoldenEye.

Jurassic World (2015) và Jurassic Park III (2001): Jurassic Park III bị coi là phần dở nhất trong chùm phim Công viên khủng long do kịch bản kém, bị ép tiến độ sản xuất, và sinh vật phản diện Spinosaurus gây thất vọng. Là con khủng long ăn thịt lớn nhất trong các loài, nó còn chẳng đáng sợ bằng T-Rex hay đám raptor của các phần trước. Xét đến chi tiết Spinosaurus nuốt một cái điện thoại vệ tinh mà tiếng chuông vẫn vang lên từ trong bụng nó, liệu sinh vật này làm được gì nên hồn? Jurassic World tận dụng ngay cơ hội này để “nói mát” Spinosaurus bằng cách đem trưng bày bộ xương của nó ở quảng trường chính trong công viên. Chưa dừng lại, ở đoạn cao trào, T-Rex huyền thoại đã phá tan tành bộ xương.

X-Men: Apocalypse (2016) và X-Men: The Last Stand (2006): Trong X-Men: Apocalypse, có đoạn các dị nhân trẻ đến rạp xem Return of the Jedi và thảo luận về bộ ba phim Star Wars đầu tiên. Cảnh kết thúc khi Jean Grey bình phẩm: “Chà, ít nhất thì chúng mình cũng đồng ý rằng phần thứ ba bao giờ cũng dở nhất”. Câu thoại như nói móc phần ba của X-Men - The Last Stand - do đạo diễn Brett Ratner thực hiện hồi 2006. Phim bị coi là bước thụt lùi rõ rệt so với hai tập đầu, đến nỗi các dị nhân phải quay lại "sửa sai" trong Days of Future Past (2014). Oái oăm thay, chính Apocalypse sau đó cũng là cú bước hụt lùi nếu so với First Class (2011) và Days of Future Past - chuỗi phim về nhóm X-Men khi còn trẻ.

>>Săn ngay mã giám giá tối đa 50%, freeship từ Shopee duy nhất Game8: https://shorten.asia/DmbtqZZM

Thor và Loki trong Thor: Ragnarok

Poster của Thor: The Dark World

Avengers: Age Of Ultron (2015), Thor: Ragnarok (2017) và nhân vật Jane Foster: Chuyện tình giữa Thor và Jane Foster vấp phải nhiều chỉ trích do hai nhân vật ít tỏ ra ăn nhập, cùng mối quan hệ tồn tại thuộc dạng "cho có". Ngoài ra, việc Natalie Portman muốn bỏ dự án Thor: The Dark World vì đạo diễn Patty Jenkins bị cho nghỉ chính là nguyên nhân khiến Jane vắng mặt ở MCU suốt 6 năm sau đó. Các phim sau này của MCU vẫn lôi chuyện này ra đùa cợt. Trong Age of Ultron, Thor kêu rằng: “Tôi còn chẳng rõ Jane đang ở nước nào”. Đến Ragnarok, khi có người nhắc đến chuyện Jane bỏ Thor, vị thần đáp trả: “Là chúng tôi bỏ nhau chứ”. Tuy nhiên, sau tất cả, Jane Foster của Natalie Portman chuẩn bị tái xuất ở Thor: Love & Thunder.

Deadpool 2

Nhân vật Baraka của Mortal Kombat

Deadpool 2 (2018) và X-Men Origins: Wolverine (2009): Đặc trưng của Deadpool là sự hài hước đến từ việc tự giễu nhại và giễu nhại tất cả, bao gồm cả chùm phim X-Men. Gã lính đánh thuê lắm mồm lần đầu xuất hiện trên màn ảnh rộng trong X-Men Origins: Wolverine, thể hiện bởi chính Ryan Reynolds. Nhưng thành phẩm chỉ giới thiệu một Deadpool tầm thường, bị khâu miệng, và trông còn chẳng giống nguyên mẫu. Người hâm mộ đặt biệt danh cho Deadpool-không-có-miệng là Barakapool, vì gã trông giống nhân vật Baraka từ trò chơi Mortal Kombat. Deadpool 2 đã nhắc tới điều này ở đoạn after-credits bằng cách cho Wade trở về quá khứ và giết gã Barakapool ngay trước khi giao đấu với Wolverine.

Halloween (2018) và Halloween (1978): Halloween được làm lại vào năm 2018 với mục đích kể tiếp những gì diễn ra sau các sự kiện ở bản gốc 40 năm trước, đồng thời phủ nhận toàn bộ nhóm phim hậu truyện dở tệ. Đơn cử như Halloween II (1981) lại biến nhân vật chính Laurie thành em gái của tên tội pham Michael Myers, khiến kịch bản đảo lộn hoàn toàn. Ngay đầu bản phim 2018, cháu gái của Laurie đã phủ nhận việc này bằng câu thoại: “Không. Người ta bịa ra chuyện đó chỉ để cảm thấy đỡ hơn thôi”. Chi tiết còn được đưa vào ngay từ trailer, như lời khẳng định các phần hậu truyện trước đó hoàn toàn xứng đáng cho vào dĩ vãng.

IT: Chapter Two (2019) và kết gốc của nhà văn Stephen King: IT: Chapter Two không châm chọc phần trước, mà chỉ trích hẳn tác giả tiểu thuyết gốc Stephen King khi xây dựng nhân vật Bill là một nhà văn tài năng nhưng viết kết rất dở. Hài hước hơn, chính King cũng xuất hiện trong phim và đồng tình với ý tưởng trên. Khi Bill đề nghị ký tặng sách cho nhân vật chủ tiệm cầm đồ do nhà văn thể hiện, King đáp: “Thôi, tôi không thích cái kết đâu”.

Viết bình luận