Từ phát ngôn gây "bão" của bệnh nhân số 17 nhìn lại những gì người giàu đã làm trong dịch Covid-19

Hafa 23/09/2020 15:33

Trong những chia sẻ trên tờ The New Yorker, bệnh nhân số 17 đã có những phát ngôn ám chỉ cộng đồng chỉ trích cô vì cho rằng cô giàu có hơn người. Nhưng không ít người giàu hơn cô, họ đã làm gì trong đại dịch?

Mới đây, N - bệnh nhân Covid-19 số 17 của Việt Nam đã tiếp tục nhận chỉ trích từ cộng đồng mạng sau bài báo cô chia sẻ về những phàn nàn của mình thời gian điều trị Covid-19 trong nước. Tờ The New Yorker có đoạn dẫn ý kiến của N: "Ở Việt Nam, chúng tôi có quá nhiều đặc quyền. Chúng tôi đi du lịch rất nhiều. Nếu đó là Paris Hilton bị nhiễm bệnh thì chắc người ta cũng chẳng tức giận đến thế đâu!".


N thời điểm điều trị Covi-19 trong nước.

Cũng trong bài báo này của The New Yorker, N bị một trang mạng công kích cho rằng cô đã có "lần nói dối thứ 2" sau lùm xùm khai báo y tế không trung thực hồi tháng 3. "Cô ta đã nói dối như thể mình là trung tâm bị công kích, rằng như thể sau tất cả cô ta là nạn nhân...", một fanpage viết.

Và ý kiến nói về cuộc sống ở Việt Nam "quá nhiều đặc quyền" của cô một lần nữa bị cộng đồng mạng chỉ trích là có ý ám chỉ cư dân mạng ghen ghét với sự giàu sang của cô. Việc cô nhắc đến Paris Hilton cũng bị nhiều người cho là kệch cỡm vì không khác nào so sánh bản thân với những người nổi tiếng hàng đầu.


Bài đăng trên Instagram của cô nói về bài báo cũng gây xôn xao.

Nếu quả đúng ý của N nói về việc người giàu thường bị cộng đồng ghen ghét thì cô nên xem lại. Việc cô nàng bị chỉ trích xuất phát từ việc khai báo y tế không trung thực trước đó của mình. Hậu quả từ việc này thế nào thì nhiều người đã thấy rõ. Nhưng sau khi cô được điều trị khỏi Covid-19 thì sao? Không có thông tin nào về sự đóng góp của một người giàu là N hay hành động nào thể hiện sự biết ơn mà ngược lại là một bài báo phàn nàn.

Nói về những người giàu có tại Việt Nam thì chẳng thiếu những người sở hữu những khối tài sản gấp nhiều lần gia sản của N. Hãy xem họ đã làm gì trong đại dịch Covid-19.

Hẳn không ít người còn nhớ, cùng thời điểm với N thì Tiên Nguyễn, con gái tỷ phú Jonathan Hạnh Nguyễn cũng trở về từ châu Âu với virus Corona, tương tự hoàn cảnh của N. Gia đình ông ấy đã làm gì? Đầu tiên là thông báo ngay cho cơ quan chức năng, báo chí biết rõ tình hình của con gái, sau đó là chuyến chuyên cơ siêu tốn kém để về nước điều trị và cách ly.


Tiên Nguyễn cũng từng mắc Covid-19 nhưng luôn thể hiện đúng mực.


Ông Jonathan Hạnh Nguyễn, bố chồng Hà Tăng, đã đóng góp nhiều để chống dịch.

Con gái mắc bệnh khiến gia đình phải tốn kém nhưng ông Jonathan Hạnh Nguyễn không những không phàn nàn mà còn... chi thêm để đóng góp chống dịch. Ông còn cho mượn cả kho hàng rất lớn của doanh nghiệp nhà mình để làm khu cách ly. Giàu như thế mới thực là giàu, giàu cả về vật chất và tình người.

Một trường hợp giàu có khác là Cường Đô-la. Thiếu gia nổi tiếng này mấy năm qua có vẻ không làm ăn được. Nhưng cũng không vì thế mà anh im lặng trước đại dịch, anh đã tặng CDC Gia Lai một chiếc máy xét nghiệm Covid-19 trị giá 2 tỷ đồng.


Cường Đô-la cũng là người giàu đã ủng hộ chống dịch.

Hay như tỷ phú Phạm Nhật Vượng - người giàu nhất Việt Nam cũng đã chi những số tiền khổng lồ để sản xuất máy thở phục vụ nhu cầu trong nước, bệnh viện của Vingroup hỗ trợ xét nghiệm Covid-19... Ngay đến những người nổi tiếng trong giới showbiz tuy chưa giàu như đẳng cấp doanh nhân nhưng không ít người đã tặng những chiếc máy thở tiền tỷ.


Hà Anh Tuấn là ca sĩ bỏ tiền tỷ đóng góp chống dịch.

Qua một vài tấm gương hết mình chống dịch kể trên thì "đặc quyền" xứng đáng với ai có lẽ nhiều người đã hiểu. Nếu bạn có "quá nhiều đặc quyền" nhưng xứng đáng với những đặc quyền ấy thì không ai ý kiến làm gì. Ngược lại, khi bạn có những đặc quyền không xứng đáng, giàu vật chất nhưng thiếu tấm lòng thì cộng đồng sẽ không thể đánh giá cao và khi bạn muốn động đến cộng đồng thì bạn sẽ nhận cái kết đắng./.

>> Bệnh nhân Covid-19 số 17 bất ngờ bị chỉ trích "nói dối lần thứ 2" sau story cảm ơn tờ báo bảo vệ mình

Viết bình luận