8 mẹo lừa trên phim đạo diễn nào cũng biết còn khán giả thì không

NamiSan 28/03/2020 13:02

Khi tạo ra một tác phẩm điện ảnh, bao giờ các nhà làm phim cũng cố gắng trau chuốt, đầu tư những thứ tốt nhất cho ‘đứa con’ của mình. Nhưng cũng như bất kỳ ngành nghề nào khác, họ cũng phải đương đầu với các vấn đề khác nhau. Để một bộ phim đến được với công chúng, đoàn làm phim có vô số khó khăn phải vượt qua, và cố gắng để tác phẩm của mình thích nghi được với thế giới hiện đại.

Dưới đây là những điều kinh ngạc có lẽ bạn chưa biết, nhưng các nhà làm phim luôn rõ mồn một. Cùng khám phá nhé!

1. Kẻ xấu không sử dụng sản phẩm của Apple.

Đạo diễn người Mỹ Rian Johnson, nổi tiếng với tác phẩm Knives Out mới ra mắt gần đây, đã chia sẻ về một chi tiết hài hước trong phim của ông và trong toàn bộ ngành công nghiệp điện ảnh, có thể giúp người xem nhìn ra kẻ phản diện là ai trong bất kỳ bộ phim nào: Kẻ phản diện sẽ không dùng các sản phẩm của Apple. Hãng chỉ cho phép các nhà làm phim sử dụng các thiết bị của họ với điều kiện: chỉ có những nhân vật tốt mới được dùng sản phẩm công nghệ có mác ‘quả táo cắn dở’.

Apple dẫn đầu về việc quảng bá các sản phẩm trong các bộ phim Hollywood. Kể từ năm 2012, iPhone và các sản phẩm khác của công ty luôn song hành cùng cái thiện trong phim.

2. Trước đây, phim 3D thường khiến người xem bị choáng váng mệt mỏi hơn hiện tại

Ngày nay, khi sản xuất phim 3D, các nhà sáng tạo cố gắng tránh các hiệu ứng người hoặc vật đâm sầm vào màn hình. Bởi vấn đề là bộ não của chúng ta không kịp hiểu được rằng những hình ảnh chúng ta nhìn thấy chỉ là ảo ảnh. Đôi mắt sẽ phản ứng như chúng là những vật thể thực sự. Nhưng rõ ràng đó chỉ là một chút sai lầm trong quy trình xử lý hình ảnh của não, khiến cho cơ mắt hoạt động hết cỡ và cơ thể thì mệt mỏi, choáng váng.

Vì vậy, gần đây, các chuyên gia hiệu ứng đã cố gắng đẩy nhanh tốc độ bay của các vật thể 3D, và não không có đủ thời gian để tập trung vào chúng, hoặc họ chỉ sử dụng các hạt nhỏ (như bụi, tro hoặc tuyết) khiến não bị xao nhãng vì tin rằng đó chỉ là tiếng ồn.

3. Những diễn viên nhí đóng chính trong các bộ phim kinh dị thường không biết bộ phim nói về cái gì.

Hầu như những đứa trẻ trong mọi bộ phim kinh dị đều không biết rằng chúng đang diễn một bộ phim đáng sợ. Việc quay phim hiếm khi được thực hiện theo trình tự thời gian, và sẽ rất khó để một đứa trẻ vẽ ra bức tranh toàn cảnh về những thứ xuất hiện trong phim. Trên trường quay, mọi thứ đều được trang bị một cách bình thường: âm nhạc và âm thanh thì được thêm vào trong phần hậu kỳ, còn tất cả những thứ như trang phục, mặt nạ, hình nộm, và những đạo cụ khác sẽ trông rất buồn cười, thay vì đáng sợ như trong thành phẩm.

Còn những cảnh các bé đối mặt với máu me hoặc những thứ đáng sợ, họ sẽ biến phim trường thành một trò chơi thú vị. Danny Lloyd, cậu bé đóng vai chính trong The Shining, không biết mình đang diễn trong một bộ phim kinh dị. Stanley Kubrick đã quyết định giữ kín nội dung bộ phim. Danny vẫn nghĩ đó là một bộ phim về một gia đình sống trong khách sạn.

4. Đoạn trailer không phải do các hãnh phim tạo ra, chúng được thực hiện bởi các đơn vị quảng cáo.

Để làm một đoạn trailer dài 2 phút cho một bộ phim, các đạo diễn sẽ thuê các công ty chuyên về quảng cáo. Nhiều người tin rằng nếu chính các nhà làm phim tạo ra trailer thì sẽ tiết kiệm được chi phí, và khâu dàn dựng cũng dễ dàng hơn. Nhưng trên thực tế, việc này không hề đơn giản.

Hầu như các đạo diễn hiểu rằng họ không giỏi trong việc marketing, và họ không biết làm thế nào để bộ phim của mình thu hút được nhóm đối tượng mà họ đang hướng tới. Vì vậy, họ quyết định thuê các chuyên gia và không chấp nhận rủi ro.

5. Âm thanh của xương gãy trong phim kinh dị là âm thanh của cà rốt và cần tây

Khi các đạo diễn âm thanh cần một âm thanh tương tự như tiếng xương gãy, họ đã bẻ cà rốt và cần tây và thu lại âm thanh đó. Vì vậy, lần tới khi bạn xem một cảnh bạo lực trong phim, hãy nghĩ về những loại rau đáng thương này để đỡ ‘đau tim’ hơn.

6. Những cảnh có gương là một trong những cảnh khó thực hiện nhất.

Các cảnh gần gương phải được thực hiện từ các góc đặc biệt để có thể nhìn thấy người và hình ảnh phản chiếu của diễn viên, nhưng lại không được để lộ các đạo cụ phụ trợ. Ví dụ, trong Kẻ hủy diệt 2, họ đã phải sử dụng diễn viên đóng thế và người giả.

Không hề có gương trong tập phim mà nhân vật do Linda Hamilton thủ vại cần loại bỏ một vi mạch khỏi đầu Arnold Schwarzenegger: trước máy quay, Schwarzenegger với một đôi đóng thế đang loay hoay với quả đầu của anh chàng. Còn Linda ở ngay bên cạnh máy quay với một hình nộm.

7. Đôi khi, các đạo diễn cố tình tạo ra ‘sạn’ với mục đích riêng

Đôi khi, trong các bộ phim bom tấn đỉnh cao, khán giả có thể bắt gặp vô số điểm vô lý đến hài hước. Và một số trong số đó đôi khi quá lộ liễu. Ví dụ, trong bối cảnh thị trường chứng khoán trong The Dark Knight Rises, Batman vào một đường hầm vào ban ngày (trong khi nhân vật này không bao giờ hành sự vào ban ngày) và sau khi thoát ra khỏi đó trời đã tối đen như mực. 

Vấn đề là, hầu như đạo diễn biết về những lỗ hổng trong cốt truyện của họ, và họ cố tình tạo ra chúng. Batman rõ ràng trông oai phong và ‘chất’ hơn khi xuất hiện trong bóng tối. Và đối với đạo diễn Christopher Nolan, đó là lý do để lỗ hổng trong phim tồn tại. Bên cạnh đó, các nhà làm phim biết rằng hầu hết người xem sẽ bị cuốn vào câu chuyện, và sẽ không để ý đến những chi tiết này.

8. Có một công ty chuyên tạo tuyết cho các phim Hollywood

Tuyết dùng trong các phim Hollywood phần lớn đều là đồ nhân tạo cả. Phần lớn loại tuyết này được cung cấp bởi công ty có tên gọi là Snow Business. Nó được thành lập vào năm 1983, chịu trách nhiệm tạo ra 200 loại tuyết khác nhau.

Tuyết tự nhiên rất khó để quay phim vì nó tan chảy rất nhanh dưới ống kính. Vẫn có một số bộ phim thực hiện trong thời tiết tuyết tự nhiên rơi dày đặc, chẳng hạn như Revenant của Leonardo DiCaprio. Bộ phim này được quay trong một khu trượt tuyết ở Canada.

Viết bình luận