12 sự thật trong phim bom tấn mà chỉ có mọt phim chính hiệu mới biết

Gạo 27/11/2018 08:40

MỤC LỤC [Hiện]

1. Tiền giả dùng trong phim không được quá giống thật

Quy định này có phần khác biệt giữa các nền điện ảnh khác nhau. Ví dụ, ở Mỹ, tiền giả chỉ được in 1 mặt. Kích cỡ của tờ tiền cũng không được giống hệt tiền thật, mà phải nhỏ hơn 75% hoặc lớn hơn 150% so với tờ tiền thật.

Những rủi ro nảy sinh từ việc in tiền quá giống thật được mô tả trong Giờ Cao Điểm phần 2, được quay ở Las Vegas. Một số người đã có ý định tiêu những tờ tiền giả trong phim khi họ nhặt được chúng sau cảnh phim vụ nổ sòng bài.

2. Luôn có 1 cốc Starbucks trong mọi cảnh phim Fight Club

Không chỉ đơn thuần là một mánh quảng cáo, đó cũng là một cách để gợi ý rằng có quá nhiều cửa hàng Starbucks ở LA. Các nhà làm phim chẳng thù hằn gì Starbucks cả, đó chỉ là một trò đùa nhỏ với chuỗi cửa hàng thành công này. Ngoài ra, phía đại diện của Starbucks khi hay biết chuyện này cũng đã để cho thương hiệu của mình được quảng cáo theo cách này. Có lẽ là một chiêu bài marketing khá thành công đấy khi mà bộ phim thực sự đã thành công rực rỡ mà.

3. Phần lớn phim Mỹ trước năm 1929 đều đã thất lạc, trong đó có cả bộ phim 3-D đầu tiên

Theo Tổ chức Phim Martin Scorsese, 90% phim được sản xuất trước năm 1929 đều đã thất lạc mãi mãi. và bộ phim 3-D đầu tiên trên thế giới, The Power of Love, cũng nằm trong danh sách này. Ở trên là một cảnh trong phim, và đó là cảnh duy nhất còn sót lại.

Bộ phim được sản xuất năm 1922 với sự trợ giúp của hệ thống 2 camera, 2 máy chiếu định dạng lập thể Fairall-Elder. Phim sử dụng hệ thống cặp ảnh nổi đỏ-xanh lá để mang đến trải nghiệm 3 chiều cũng như sự lựa chọn về kết phim cho khán giả, một bi thương một hạnh phúc. Nhưng tiếc rằng, cả hai phiên bản đều đã thất lạc.

4. Giải thưởng của Viện Hàn lâm được đặt tên là Oscar vì phía sau của “tượng vàng” khiến nữ minh tinh Bette Davis nhớ đến chồng mình

Giải thưởng này có tên như hiện nay vào năm 1939. Trước đó, mỗi người thắng giải đều nhận được một bức tuongj nhỏ vô danh. Vậy sao lại có cái tên “Oscar”? Bette Davis đã khẳng định rằng, cái tên này là do bà đặt cho các “tượng vàng” trong sự nghiệp của mình vì nó làm bà nhớ đến người chồng Harmon Oscar Nelson của mình khi ông ra khỏi phòng tắm mỗi buổi sáng.

Một người khác cũng nhận công cho cái tên này là cựu thủ thư Viện Hàn lâm, sau đó là giấm đốc điều hành Margaret Herrick. Một lần nhìn vào bức tượng, bà đã cho rằng đó là hình ảnh người chú Oscar của bà. Nhưng thực tế, Oscar Pierce là em họ của Margaret chứ không phải chú.

Thêm 1 người nữa nhận công cho cái tên là nhà bình luận Sidney Skolsky. Khi ấy, ông đã chán ngấy việc cứ phải viết “tượng vàng của Viện Hàn lâm” nên đã quyết định đặt tên cho bức tượng. Nhưng giả thuyết này không đáng tin lắm vì Walt Disney đã nhắc đến cụm từ “Oscar” vào năm 1934, 1 năm trước khi bài báo của Skolsky được phát hành.

5. Shrek được truyền cảm hứng bởi… người thật

Maurice Tillet, hay còn gọi là “Thiên thần người Pháp”, chính là nguyên mẫu của Shrek. Ông sinh năm 1903 ở Nga. Năm 17 tuổi, cơ thể ông sung lên bất thường và ông được chẩn đoán đã mắc một bệnh lạ, và kết quả là xương phình to. Cậu bé Maurice khi ấy với vẻ ngoài gây chú ý đã được đặt biệt danh “Thiên thần”. Và bạn biết không? Ông có thể nói được tới 16 ngoại ngữ cơ đấy.

Bản phác họa nguyên gốc của Stein không dựa trên hình ảnh của Tillet, nhưng phiên bản cuối cùng của DreamWorks thì gần như lột tả hoàn toàn vẻ ngoài của Tillet.

6. Có một thuật ngữ trong điện ảnh gọi là “âm mưu ngu ngốc”

Thuật ngữ “âm mưu ngu ngốc” đến từ lĩnh vực phê bình. Nó có nghĩa là “một âm mưu phát triển độc lập bới một sự thật là mọi nhân vật đều là kẻ ngốc và bản thân âm mưu cũng ngu ngốc nhứ thế nếu không thì sẽ chẳng có câu chuyện nào cả.” Và điều đó dẫn đến thuật ngữ thứ hai, “âm mưu ngu ngốc thứ cấp”. Damon Knight, một nhà văn khoa học viễn tưởng và người phát minh ra thuật ngữ này, nói rằng “đó là một âm mưu chẳng tuân theo nguyên tắc nào cả, nhưng cả xã hội lúc này phải là những thằng ngu siêu cấp, không thì cũng chẳng có câu chuyện nào hết.”

7. Hiệp hội Phòng chống ngược đãi động vật Mỹ đã kiện phim The Shawshank Redemption vì một con… giun

Có một cảnh phim mà con vật duy nhất trong phim, một con chim, được bón cho một con giun trong đĩa thức ăn của nhân vật chính.

Hiệp hội Phòng chống ngược đãi động vật Mỹ nói rằng các nhà làm phim được được sử dụng một con giun đã chết, nhưng rõ ràng, chim thì không đợi giun chết mới ăn, nên họ đã thay thế nó bằng một con giòi đã chết.

Ngoài ra, những người thực sự quan tâm đến động vật có lẽ chẳng còn tồn tại nữa. Ví dụ, một số người còn nghĩ rằng Steven Spielberg tọa nên Jurassic Park bằng khủng long thật và có lẽ đã giết “tạm” vài con rồi.

8. Judy Garland năm 16 tuổi đã bị ép nhịn đói và hút thuốc để giữ cân cho vai diễn trong The Wizard of Oz.

Thật không may, khi đó là điều bình thường ở Hollywood khi ấy. Hãng phim thường lợi dụng và kiểm soát đời tư của diễn viên. Judy Garland vốn đang có cân nặng khỏe mạnh, nhưng hãng phim muốn cô gầy hơn, nên cô chỉ được ăn 1 bát súp và 1 đĩa salad mỗi ngày.

Cô và nhiều diễn viên trẻ khác cũng bị ép hút thuốc để giữ tỉnh táo và làm hết cảm giác thèm ăn để cho hãng phim có thể sản xuất nhiều phim hơn. Sau một ngày làm việc, họ được đưa đến bệnh viên của hãng phim để uống thuốc an thần cho dễ ngủ.

Có lẽ vì những điều trên mà nhan sắc và sức khỏe của cô suy giảm và kết cục là ra đi ở tuổi đời còn quá trẻ.

9. Chó của George Lucas tên là Indiana và nó là nguyên mẫu của Chewbacca

George Lucas nói rằng ông có một cô chó giống Malamute Alaska khi còn viết kịch bản của Star Wars. Nó nặng tới 130 pounds và lớn hơn người bình thường, với lông rất dài. Và việc nó luôn quấn quit bên ông đã tạo cảm hứng cho ông tạo nên một trợ thủ của Han Solo là một loại người ngoài hành tinh giống như một chú chó to lớn và lông lá.

Tất nhiên rồi, cái tên Indiana lấy từ Indiana Jones (còn ai vào đây nữa?)

10. Benedict Cumberbatch có quan hệ với tác giả Sherlock Holmes, Sir Arthur Conan Doyle

Arthur Conan Doyle tạo nên một nhân vật mà sau đó được đóng bởi một họ hàng xa của ông. Benedict và Sir Arthur có cùng 1 ông tổ - John of Gaunt, Đệ nhất Công tước vùng Lancaster, người con thứ 3 trong số 5 người con còn sống sót lại của Vua Edward Đệ Tam của Anh, sống vào thế kỷ 14. John of Gaunt là cụ 15 đời của Sir Arthur và là cụ 17 đời của Benedict.

Thêm vào đó, Benedict cùng từng sắm vại một họ hàng của mình, Richard Đệ Tam. Anh cũng có họ hàng không trực tiếp với Nữ hoàng Elizabeth II và Quý cô Jane Grey thông qua một phả hệ.

11. Cho dù Marilyn Monroe là một phụ nữ ngoại cỡ, nhưng những cô gái gầy hơn vẫn mặc vừa đồ của bà.

Sự đầy đặn của Marilyn chỉ là một bí ẩn vì nhiều người xem chỉ xem phim Some Like It Hot của bà. Trong phim, bà là một phụ nữ mang bầu (đáng tiếc là mọi lần có bầu thì bà đều sảy thai), cho nên trông bà hơi thừa cân một chút.

Một số tài liệu đã ghi lại số đo của Marilyn: 36-24-34. Đây quả không phải là các số đo ngoại cỡ (rõ ràng luôn). Các bộ cánh của bà được mang đấu giá và trưng bày ở bảo tàng chứng minh rằng bà không to lớn đến thế. Thêm nữa, cỡ 12 vào những năm 50 (cỡ đồ của Marilyn) tương đương với cỡ 6 hiện đại.

12. Robert Rodriguez và John Malkovich làm 1 bộ phim sẽ được ra mắt vào năm 2115.

Slogan của bộ phim là “Bộ phim bạn sẽ chẳng bao giờ xem được”. Thật buồn nhưng đúng vậy, chẳng ai còn sống hiện nay sẽ xem được bộ phim khoa học viễn tưởng này. Nhưng tại sao là 100 năm sau? Vấn đề là, bộ phim được hợp tác với một công ty của Remy Martin, một công ty sản xuất và bán… rượu cognac. Phải mất 100 năm thì 1 chai Cognac Louis XIII mới đến được tay khách hàng. Cho nên, bộ phim sẽ ra mắt vào ngày 18/11/2115, cùng ngày với thời điểm ra mắt chai rượu.

Kịch bản được gần như giữ kín tuyệt đối, nhưng có 3 đoạn teaser đã ra mắt là: Quá khứ, Tự nhiên và Tương lai. Họ không ra thêm bất cứ hình ảnh nào về bộ phim nữa, nhưng 3 đoạn teaser này lại mô tả 3 viễn cảnh của tương lại. 1000 khách được mời từ khắp thế giới, có cả Rodriguez và Malkovich, đã nhân được 1 cặp vé mới cho đêm công chiếu bằng… kim loại, để họ có thể truyền cho con cháu của mình.

Viết bình luận