10 bộ phim có kết thúc siêu tệ khiến khán giả ức chế nhất 10 năm trở lại đây

Gạo 23/11/2018 14:24

MỤC LỤC [Hiện]

10. Lucy (2014)

Chúng ta đều đã biết về việc “con người chỉ sử dụng 10% não bộ” đều là nhảm nhí, nhưng với trailer tuyệt đỉnh của Scarlett Johansson về việc có được sức mạnh siêu nhiên nhờ vào tăng hoạt động não, chúng ta sẵn sàng bỏ qua sự thật ấy. Nhưng bộ phim hành động kịch tính của đạo diễn “The Fifth Element” Luc Besson này cứ diễn ra đều đều như nhau, và nó dẫn đến đỉnh điểm của sự nực cười ngay cái lúc mà Lucy đạt 100% hoạt động não bộ, cô du hành thời gian liên tục và gặp cả thủy tổ loài người, rồi truyền tải tất cả vào 1 chiếc… USB. Cho dù Morgan Freeman có cố gắng giải thích thế nào đi chăng nữa, bộ phim cũng thật chẳng đáng đồng tiền bát gạo chút nào.

9. Sucker Punch (2011)

Chúng ta không thể đổ lỗi cho sự đầu tư này của Zac Snyder là nhàm chán, nhưng thật sự có quá nhiều khúc mắc trong cốt truyện cũng như sự thiếu ý tưởng để có thể phàn nàn về bộ phim này. Phim nói về 1 cô gái trẻ cùng với vài người khác cố gắng đào thoát khỏi một trại thương điên, được cường điệu hóa lên thành một hành trình đầy táo bạo và ngoạn mục. Cuối cùng, họ thất bại và phải trải qua một cuộc phẫu thuật thùy não từ… Jon Hamm. Từ một cuộc chiến ngoạn mục thực sự để tìm về tự do thì cái kết như vậy có vẻ đã khiến các nhân vật chính của chúng ta trở nên thảm hại một cách bất ngờ.

8. Now You See Me (2013)

Tràn đầy những giây phút “xoắn não”, và cái kết mang tính bước ngoặt đã tiết lộ rằng mỗi một mảnh ghép đều nằm trong tay của đặc vụ FBI Dylan Rhodes do Mark Ruffalo thủ vai. Rõ ràng là cả bộ phim, kể cả vụ trộm tài tình được thực hiện bởi một nhóm ảo thuật gia này, cho thấy tất cả chỉ là một kế hoạch trả thù đầy tinh vi đến… ngớ ngẩn đối với một công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm cho cái chết của bố Dylan. Có lẽ nếu xem lại thì phim có thể có ý nghĩa nào đó, nhưng tiếc là không hề. Và cả phần kết sau đó cũng chẳng cứu vãn được bộ phim.

7. The Snowman (2017)

Làm sao mà một bộ phim nực cười đến thế này lại có thể thu hút được sự chú ý của Michael Fassbender nhỉ? Dựa trên tiểu thuyết của Jo Nesbø, phim kể về một thám tử theo dấu một sát thủ hàng loạt với một trong những lý do giết người nực cười nhất trong lịch sử: một người tuyết thấp kém.  Vào khúc cao trào của phim, chúng ta biết được rằng kẻ thủ ác vốn muốn trừng phạt những người phụ nữ không tuân theo hình mẫu quái gở của hắn, bắt nguồn từ chấn thương tâm lý của hắn với mẹ mình. Cái kết của phim thực quá rập khuôn, khiến chúng ta cảm thấy vừa buồn chán và ngớ ngẩn cùng một lúc.

6. The Book of Henry (2017)

Sự trở lại thảm họa của Colin Trevorrow với dòng phim indie thật khó mà xem trọn đến cái kết, vì thế mà Naomi Watts phải chật vật để vượt qua kế hoạch giết người của người con trai quá cố, người đã định giết cha của một người bạn của cậu bé. Sau khi đi qua từng bước và có vẻ đã bị cuốn vào con đường tội lỗi của con trai mình, thì Naomi nhận ra vào phút chót rằng, ý định tội lỗi của đứa con trai 11 tuổi, dù có xấu xa đến đâu thì cũng không phải cách tốt nhất để giải quyết mọi việc. Thế mà tốn công để giât mình suốt cả phim.

5. The Twilight Saga: Breaking Dawn Part 2 (2012)

Có một vài rập khuôn còn tệ hơn là “tất cả chỉ là giấc mơ”, nhưng cái kết của thiên tiểu thuyết về ma cà rồng và người sói ngực trần này thì còn tệ hơn thế. Sau một cuộc chiến kinh điển giữa 2 phe tốt và xấu, ta bị kéo ngược lại khi nhận ra màn can thiệp kinh điển lại là một ảo ảnh. Sau khi thấy được sự khốc liệt của ảo ảnh ấy, phe xấu chỉ… bỏ đi. Cả loạt phim vốn đã nực cười, nhưng chắc chắn phần phim này là nực cười nhất rồi đấy.

4. Remember Me (2010)

Phim mở đầu như là một vở kịch khá cởi mở và linh hoạt. Và nó kết thúc với việc nhân vật của Robert Pattinson nhìn ra ngoài cửa sổ văn phòng, và camera thì lùi xa ra để hiên rõ anh ta đang đứng ở Trung tâm Thương mại Thế giới vào đúng ngày 11/9. Cái kết hoàn toàn vô căn cứ, khá rẻ tiền và chẳng thể nào  so sánh được với giá trị kịch tính mà phim đã mang lại. Hẳn rồi, cả giới chuyên môn và khán giả đều cho rằng, đây là một cái kết dở tệ và gắn mác ngày 11/9 lên chỉ để phim có được một sự kịch tính… rẻ tiền.

3. Jack and Jill (2011)

Xem bộ phim này, ta thật sự thương cho một huyền thoại như Al Pacino lại phải chịu sỉ nhục vì… quảng cáo Dunkin Donuts.  Adam Sandler đóng cả vai Jack lẫn cô em gái song sinh khó chịu Jill. Nhưng tất cả chỉ chú ý vào Al Pacino với bài rap dở tệ trong một quảng cáo dở tệ không kém và hầu như chẳng có chút kết nối nào đối với toàn bộ bộ phim. Nhưng như một vụ đâm xe vậy, bạn chẳng thể rời mắt dù cho nó thực sự là một thảm họa.

2. The Fantastic Four (2015)

Rồi sẽ đến một ngày mà Fantastic Four sẽ có một bộ phim tử tế, nhưng không hẳn là phiên bản 2015. Vẫn là nỗ lực đem một biệt đội đáng kính đến thế giới thực, nhưng dù cho là do đạo diễn “Chronicle” Josh Trank chỉ đạo, bộ phim vẫn không tạo được sức hút. Cái kết thì khá tẻ nhạt, khi mà cả nhóm đứng giữa trụ sở khổng lồ của họ và cố gắng nghĩ tên nhóm. Và lời Reed bị cắt ngay lúc anh ta chuẩn bị nói tên nhóm. Nếu quá xấu hổ về tên phim, thì có lẽ không nên sản xuất phim từ đầu chứ.

1. The Devil Inside (2012)

Điều gì đã khởi đầu cho một bộ phim tuyệt vời thực sự về quỷ ám chắc chắn là những gì đổ vỡ và bốc cháy, và đặc biệt là cái kết. Nhưng đó không phải là cái kết của The Devil Inside, chắc chắn đấy. Phim kể về một cô gái cố gắng giải thoát cho người mẹ bị quỷ ám, người chịu trách nhiệm cho hàng loạt vụ án mạng. Sau khi được tư vấn bởi những nhà trừ tà chuyên nghiệp,  thì cuối cùng tất cả họ đều bị ám bởi 1 con quỷ và cùng nhau tạo nên vụ tai nạn ban đầu. Nếu điều đó chưa đủ làm bạn khó chịu, thì có cả 1 website cho biết về toàn bộ vụ điều tra… tưởng tượng trong phim nữa đấy. Uh, bỏ qua đi nhỉ?

Viết bình luận