Những chiêu trò "hút máu" người chơi từ nhà phát hành game - Phần 2

HNAQ 16/01/2019 08:11

MỤC LỤC [Hiện]

Tiếp nối với phần 1 mà chúng tối đã truyền tải đến các bạn, hôm nay chúng ta sẽ đi tiếp Những chiêu trò "hút máu" người chơi từ nhà phát hành game - Phần 2.

DLC sở hữu độc quyền

Đây là một dạng DLC đánh vào tâm lí của người chơi rất cao, nó sẽ đem lại cho bạn cảm giác được sở hữu trước và độc quyền trên nền tảng mà mình đã mua nó, nói cách khác là tạo cho bạn cảm giác “thượng đẳng” hơn là trải nghiệm thú vị.

Vào năm 2010, khi tựa game Transformers: War for Cybertron ra mắt, những người chơi đặt mua game tại các chuỗi cửa hàng khác nhau như Best Buy, Amazon, hay Gamestop sẽ được nhận các DLC nhân vật thêm khác nhau. Do vậy, rất nhiều người đã mua game rồi rao bán mã kích hoạt DLC của họ với giá “trên trời”, có khi lên tới $100, đốt sạch ví của các fan Transformers.

Ở thời điểm hiện tại, các dạng DLC này đã không còn “dụ dỗ” khách hàng nhiều như trước bởi vì sự cũ kĩ của nó. Steam là nơi cung cấp lượng game bản quyền lớn nhất nhì trên thế giới cũng có chính sách refund sản phẩm khi chơi dưới 2 giờ đồng hồ và không quá 14 ngày, cho nên người chơi sẽ tự tin rằng mình không bị mua hớ 1 sản phẩm không đáng với đồng tiền bỏ ra.

DLC mở khóa độ khó của game gốc

DLC mở khóa độ khó có vẻ hơi “quá đáng” một chút từ nhà phát hành, bởi vì để lập trình tăng mức độ khó cho một game là điều khá dễ dàng, nhà sản xuất chỉ cần sửa một chút mã nguồn là đã có thể tạo nên thử thách mới. Cũng vì vậy mà nhiều người thấy rằng việc trả thêm tiền để mua Độ khó của game là điều không đáng. Một số tựa game có DLC tăng độ khó là Metro: Last Light, Madden 2010, Sonic the Hedgehog (2006).

Nếu việc thêm độ khó vào DLC thì nhà phát hành nên cho thêm các tính năng đi kèm như boss khỏe hơn, vật phẩm giá trị hơn sau khi hoàn thành hay sẽ có nhiều thành tựu đạt được khi chinh phục thử thách khó đó. Nhưng không may rằng các nhà phát hành thường chú trọng vào việc quảng cáo các DLC này hơn là việc thêm thắt vào các tình tiết hấp dẫn dành cho người chơi, chính vì vậy việc bạn tìm được một tựa game có DLC “quái dị” như trên là không nên.

DLC mở rộng phần kết

Hãy tưởng tượng vào một ngày, bạn đang chơi một tựa game nào đó mình thích, cảm thấy nó thật tuyệt vời và quyết tâm khám phá đến tận cùng của game này. Nhưng khi chơi tới cuối cùng, bạn biết rằng phần kết của game chưa dừng ở đó, nó vẫn còn một cái kết khác nằm ở một bản DLC của game, và thế là bạn chi tiền cho cái kết đó

Nếu để so với loại DLC mở rộng nội dung game, thì DLC này mang lại một nét đặc trưng riêng dành cho những ai thích khám phá phần kết của những game họ đang chơi. Hơn thế nữa, game gốc chắc chắn đã có sẵn phần kết rồi, nên dù không mua gói DLC này, bạn vẫn có thể trải nghiệm tựa game một cách khá đầy đủ.

Loại DLC này cũng khá kén việc game thủ bỏ tiền ra để sở hữu, bởi vì đa số cho rằng chúng không đáng, người chơi thường sẽ chóng chán khi đã kết thúc game sau quá trình chinh phục mệt mỏi và đầy thú vị rồi. Nhưng nhà phát hành vẫn muốn kiếm lời từ cách này, bởi đơn giản là chiến lược kinh doanh của họ đã là như vậy nên khó có thể bỏ qua được dù chỉ là món lợi nhỏ. Nếu thực sự phần kết đó hay, người chơi vẫn sẽ sẵn sàng chi tiền để sở hữu nó mà.

Viết bình luận