Điểm danh top 3 game khiến người mua chỉ muốn đi đầu xuống đất vì quá chán

Gà Béo 02/02/2019 09:16

MỤC LỤC [Hiện]

Nếu cứ nghĩ trả tiền mua game là sẽ sở hữu một nội dung có chất lượng tốt thì hẳn nhiều người đã lầm to. Trên thực tế hầu như các nền tảng phân phối game đều không có khâu kiểm duyệt chất lượng nội dung một cách tỉ mỉ, chính những đánh giá thực tế của người chơi mới phản ánh đúng chất lượng thực tế của game. Dưới đây là 3 cái tên xứng đáng nhận danh hiệu 3 tựa game tệ hại nhất năm 2017.

Life of Black Tiger

Được phát hành trên nền tảng PS4, tựa game này sẽ lấy đi của bạn 9,99 USD (khoảng hơn 200.000 VNĐ) nhưng chất lượng trải nghiệm có thể nói là siêu siêu tệ đứng đầu danh sách các game chán nhất 2017. Về mặt ý tưởng, tựa game này sở hữu những ý tưởng tuyệt vời, vào vai một chú hổ vằn, người chơi sẽ được đắm mình vào thiên nhiên hoang dã. Săn bắt các loài thú nhỏ hơn thậm chí để chứng tỏ vị thế bạn có thể tấn công cả con người.

Nhưng đời không như là mơ, cái làm nên một tựa game hoàn chỉnh không chỉ nằm ở ý tưởng mà phụ thuộc vào cả nội dung và gameplay được truyền tải. Life of Black Tiger sở hữu một gameplay không thể tệ hại hơn với việc điều khiển nhân vật chính giết-ăn thịt-đi kiếm mồi rồi lại giết-ăn thịt lặp đi lặp lại. Mọi cử động của chú hổ và các nhân vật phụ khô cứng giả tạo với nền đồ họa chắc cú phải có từ những năm 90 vừa xấu vừa thô kệch.

Road Rage

Đứng vị trí số 2 là một tựa game học theo huyền thoại Road Rash lấy phong cách đua xe – tẩn nhau làm chủ đề. Sẽ chẳng có gì đáng nói khi tựa game này chẳng những không kế thừa được bất cứ tinh hoa nào từ người thầy của mình mà còn tạo nên một tựa game tệ hại hết mức đến độ người chơi còn chả thèm review mà chỉ đơn giản là họ mua và trả lại game.

Chưa nói đến nội dung, chất lượng đồ họa của game quá tệ so với mặt bằng chung của một game ra mắt vào năm 2017, không những thô cứng mà còn nhiều lỗi “xấu người xấu cả nết”. Nội dung cũng chả khá khẩm hơn, đánh đấm mờ nhạt giả tạo ngay cả cảm giác lái xe cứ như cả chiếc xe phân khối lớn nặng hơn 100kg lướt nhẹ nhàng trên đường đi chả có một chút gì gọi là vật lí trong game này cả. Vậy mà tựa game này được bán với giá 250.000 VNĐ? Nếu vào tay tôi thì combo Mad Max và Rocket League sẽ khá khẩm hơn nhiều.

Troll and I

Vị trí thứ 3 người viết xin phép đặt cho “Troll and I” vì sự gây thất vọng ghê gớm đến từ tựa game này. Với Troll and I có rất nhiều nỗi thất vọng “Best Original Game - E3 2016”. Mặc dù khá khẩm hơn 2 cái tên kể trên chí ít từ mặt đồ họa nhưng thực tế Troll and I cũng chẳng có gì thú vị.

Khai thác thần thoại Bắc Âu một cách mờ nhạt càng đi sâu vào chuyến phưu lưu của game thì càng nhàm chán tình tiết trong game lặp lại một cách máy móc đã vậy còn bị kéo dài ra như để tăng thời lượng cho gameplay vô cùng nhàm chán. Các lời thoại và biểu cảm của nhân vật thì quá đỗi hời hợt không lưu lại được chút ấn tượng nào cho người chơi. Khác hoàn toàn với lời quảng cáo “Best Original Game - E3 2016” trong trailer giới thiệu của game. Troll and I hiện đang bán trên Steam với giá 250.000 VNĐ

Viết bình luận