Giá mua game ngày càng cao, phải chăng đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng game “hút máu”?

NguyenTT 25/10/2016 15:00

(Game8) - Việc mua game chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là trong việc thương lượng giá cả. Loại trừ những sản phẩm "cho không biếu không" hay những sản phẩm ở mức tầm trung thường có mức giá chấp nhận được thì không hiếm các sản phẩm bị đội giá.

Khách quan có, chủ quan có, nhưng trên thực tế rất nhiều tựa game bị nâng giá lên cao gấp nhiều lần so với giá trị thực tế. Liệu rằng, việc nâng giá này, ai mới là người sau cùng bị hại?

 

Choáng với những thương vụ mua bán game

 

Tru Tiên 3D Mobile luôn là một cái tên hot, một sản phẩm được nhiều game thủ mong chờ. Trên thực tế, giành quyền phát hành tựa game Tru Tiên 3D Mobile đang trở thành một cuộc chiến của các NPH Việt. Tất nhiên, mức giá của thương vụ này ngày càng cao. Một số nguồn tin cho rằng, số tiền ban đầu mà các NPH này bỏ ra để trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm Tru Tiên 3D Mobile trong nước lên tới 300.000 USD (tương đương 6 tỷ VNĐ). Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tại có bốn nhà phát hành Việt đang trong cuộc chiến giành quyền phát hành game Tru Tiên 3D Mobile là VTC Game, VTC Mobile và Vega Game.

Giá mua game ngày càng cao, phải chăng đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng game “hút máu”?

Tru Tiên 3D Mobile

 

Chưa dừng lại ở đó, cộng đồng game thủ một lần nữa choáng váng trước thông tin game Ngự Kiếm Tình Duyên đưa mua về Việt Nam với giá 22 tỷ. Từng được rao bán về Việt Nam với mức giá khoảng 5 tỷ đồng, thế nhưng giá trị của thương vụ này liên tục leo thang theo thời gian và kết thúc ở con số trên 1 triệu USD. Nhiều người kỳ vọng rằng, giá thành sẽ tỷ lệ thuận với sự hỗ trợ từ nhà sản xuất và game thủ Việt có thể yên tâm để trải nghiệm những nội dung mới nhất vừa được cập nhật trong trò chơi. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng như thế nào chỉ có khi vận hành thực tế chúng ta mới có câu trả lời rõ ràng.

Giá mua game ngày càng cao, phải chăng đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng game “hút máu”?

Ngự Kiếm Tình Duyên

 

Trong quá khứ, làng game Việt từng nhiều lần sốc trước những thương vụ mua bán game của NPH với con số quá khủng. Điển hình như sản phẩm MU Online được mua về Việt Nam bởi “một ông lớn miền nam” với số tiền cực khủng. Con số được tiết lộ lên đến hàng triệu đô. Chắc hẳn nhiều người khi nghe được thông tin này sẽ cảm thấy choáng và cảm thấy khó tin. Nhưng các cụ có câu” tiền nào của đấy”, để sở hữu được một sản phẩm có chất lượng như MU Origin thì tất nhiên số tiền phải bỏ ra cũng không hề nhỏ.

Giá mua game ngày càng cao, phải chăng đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng game “hút máu”?

Trong quá khứ, FPT đã phải bỏ ra 2,9 triệu USD để có thể độc quyền Kinh doanh MU Online trên toàn quốc

 

Trên thực tế, các ông lớn trong làng game Việt cũng đã phải chi rất đậm cho các thương vụ game đình đám khác. Không nói đâu xa, vào năm 2005, để đưa được siêu phẩm game đình đám thời đó đến tay các game thủ Việt, FPT đã phải bỏ ra 2,9 triệu USD để có thể độc quyền Kinh doanh MU Online trên toàn quốc. Nên biết rằng, tại thời điểm năm 2005, việc bỏ 2,9 triệu USD để mua về một game online về kinh doanh là một bước đi khá liều lĩnh. Tuy nhiên, FPT đã cho thấy sự tầm nhìn xa của mình, tập đoàn đã có doanh thu rất tốt từ sản phẩm này, cùng với đó là việc nâng thương hiệu của mình lên một tầm cao hơn.

Giá mua game ngày càng cao, phải chăng đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng game “hút máu”?

Thật thiếu xót nếu như không nhắc đến thương vụ mua bán FIFA ONLINE 3 với mức giá gần 500 tỷ đồng bản quyền game. Đang phát hành FIFA Online 2, VTC Online không khỏi bất ngờ khi nhà sản xuất đã “trao” VED quyền phát hành game tại Việt Nam, đồng thời thông báo sớm đóng cửa tựa game FIFA mà NPH đang phát hành. Sau đó, ông Phạm Văn Thành, trưởng dự án FIFA Online 2 đành phải lý giải về sự thất bại của VTC Online trong thương vụ giành quyền phát hành FIFA Online 3 tại VN với Garena vì không "bạo chi" bằng.

 

"Ban đầu, VTC Online đưa ra con số 7 triệu USD, Tencent và liên minh của họ nâng lên 11 triệu USD. Chúng tôi thể hiện quyết tâm sở hữu FIFA Online 3 với việc đưa ra mức giá lên tới 15 triệu USD. Tuy nhiên, cuộc chơi chưa ngừng ở đó. Tencent sau đó đã tạo ra cú chốt khi trả mức giá khủng là 20 triệu đô (tương đương 450 tỷ đồng). Thậm chí, Tencent còn cam kết với EA sẽ phát hành tất cả game mobile của EA trên nền tảng Wechat hiện sở hữu cộng đồng người dùng rất lớn trên thế giới" và thế là VTC Online thất bại.

 

Nguyên nhân của vấn nạn “hút máu”?

 

Trao đổi với một đại diện NPH tại Việt Nam, ngày nay các NSX Trung Quốc rất "khôn" khi họ cố tình dọa nạt khách hàng rằng mình sắp bán cho đối thủ khác, và thế là giá game bắt đầu được đẩy cao lên. Nhiều sản phẩm đội giá lên cao gấp nhiều lần so với giá trị thực của nó. Chẳng thế mà mà có những trường hợp NPH chỉ mất 50.000 USD để mua 1 webgame 3D nhưng cũng có đơn vị chi tới 200.000 USD.

Giá mua game ngày càng cao, phải chăng đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng game “hút máu”?

Trong cuộc chiến giành giật này, các NPH cỡ lớn luôn có lợi thế, thậm chí họ còn được ưu tiên mua game với giá rẻ hơn các NPH nhỏ lẻ. Đơn giản vì NSX yên tâm về khả năng thành công của tựa game họ bán ra, qua đó ăn % lợi nhuận cũng nhiều hơn (hiện tại hợp đồng bán game hiếm khi bán đứt mà luôn có thỏa thuận ăn chia lợi nhuận sau khi phát hành). Còn về phía nhà sản xuất, khi có hơn một nhà phát hành sẵn sàng mua game, tất nhiên họ sẽ thu về được nhiều lợi nhuận.

 

Dân gian có câu “tiền nào của đó”, tất nhiên khi phát hành những tựa game này, NPH game luôn được cam kết và hỗ trợ vận hành một cách tốt nhất. Và game thủ khi chơi những sản phẩm này luôn được trải nghiệm một sản phẩm game hay đúng nghĩa. Đi kèm nó là việc hỗ trợ tốt, có sự thay đổi, điều chỉnh phù hợp với khách hàng Việt, game thủ Việt hứa hẹn sẽ trải nghiệm một sản phẩm chất lượng.

Giá mua game ngày càng cao, phải chăng đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng game “hút máu”?

Tuy nhiên, nhiều game thủ cũng đặt câu hỏi ngược lại, giá mua game cao, cộng với chi phí vận hành, hạ tầng, chi phí truyền thông mức giá sau cùng của sản phẩm này sẽ đẩy lên bao nhiêu? Đầu tư một mức cao như vậy, phải chăng đây là lí do của hàng loạt event “hút máu” người chơi liên tục được tung ra? Thiết nghĩ, cái gì cũng có cái giá của nó, việc chơi một sản phẩm game hay đúng nghĩa, việc đầu tư một chút để xứng đáng với người khác bỏ ra cũng là đều dễ hiểu. Và nạp hay không nạp, quyền quyết định sau cùng vẫn là game thủ.

Viết bình luận