8 phương pháp các nhà tâm lý học sử dụng để thoát khỏi stress dễ dàng

NamiSan 18/10/2019 13:38

MỤC LỤC [Hiện]

Vậy mỗi khi gặp áp lực và căng thẳng, các chuyên gia tâm lý thường làm gì? Dưới đây là những phương pháp mà các chuyên gia sử dụng để giúp giảm căng thẳng, cùng tham khảo và áp dụng nếu bạn đang không ổn nhé!

8. Viết ra tất cả những gì bạn nghĩ

John Duffy, một nhà tâm lý học lâm sàng và là tác giả của một cuốn sách giáo dục thanh thiếu niên, đã chia sẻ “để giảm căng thẳng, tôi thường viết ghi chú. Những suy nghĩ, tình huống, mối quan hệ với mọi người, ý tưởng... Tôi viết ra và sắp xếp mọi thứ xuất hiện trong đầu tôi bằng câu chữ. Quá trình sáng tạo này thực sự hữu ích vì nó giúp chúng ta quên đi vấn đề của bản thân, đầu óc trở nên minh mẩn và giảm stress hơn. Sau đó, tôi có thể nhìn mọi thứ từ một góc nhìn khác.”

7. Cân nhắc lựa chọn nguyên liệu cho bữa ăn

Nhà trị liệu tâm lý - nhà văn - giáo viên Jeffrey Sumber sử dụng phương pháp này để đối phó với căng thẳng:

“Khi cảm thấy chán nản, tôi thường ăn. Nhưng tôi luôn chọn các thực phẩm lành mạnh, hoặc nấu một món mà tôi chưa từng làm. Tôi dành rất nhiều thời gian để đi lựa chọn ra các nguyên liệu cho bữa ăn của mình. Sau đó, tôi sơ chế thật tỉ mỉ, nấu thật cẩn thận và ăn chậm rãi.”

6. Siết cơ

Nhà trị liệu tâm lý người Mỹ Kevin Chapman sử dụng phương pháp thư giãn cơ tiến bộ được phát triển vào năm 1920.

Ý tưởng rất đơn giản: sau cơn mưa trời lại sáng. Những điều tốt đẹp sẽ đến nhưng chỉ sau khi trải qua khoảng thời gian tồi tệ. Với phương pháp này, bạn phải siết cơ trong 10 giây và sau đó tập trung thư giãn trong 20 giây.

Có tổng cộng 200 bài tập cho tất cả các nhóm cơ. Chỉ cần đừng quên chú ý đến từng nhóm cơ.

5. Phản ứng tích cực hoặc không phản ứng

Nhà tâm lý học Susan Krauss Whitbourne chia sẻ cô không tìm cách chống lại căng thẳng. Cô có một câu thần chú đặc biệt thường dùng khi gặp tình huống căng thẳng. Cô chia sẻ “tôi không thể thay đổi tình hình nhưng tôi có thể thay đổi phản ứng của mình.”

Phản ứng tích cực với một tình huống tiêu cực giúp tránh căng thẳng, và thậm chí biến chúng thành kinh nghiệm nếu bạn coi đó là một thách thức. Bạn cũng có thể học hỏi từ những sai lầm của bản thân.

4. Chặn đứng mạch suy nghĩ của bản thân

Nhà tâm lý học Martin Seligman khuyến nghị một phương pháp dễ dàng và phổ biến giúp F5 bộ não của bạn.

“Vỗ tay và hét lên, dừng lại! Tôi sẽ nghĩ về nó sau!” Bạn cũng có thể bắn dây thun vào tay hoặc tự véo mình bất cứ khi nào bạn bắt đầu nghĩ về điều gì đó tiêu cực. Sử dụng các thủ thuật như vậy để ngăn chặn não tiếp tục suy nghĩ và trì hoãn mọi chuyện trong khoảng thời gian ngắn. Sau đó, cố gắng chuyển sự chú ý của bạn sang một đối tượng khác hoặc một bài tập nhỏ.

3. Dành thời gian cho những thứ bạn thích

Nhà trị liệu tâm lý Amy Przeworski khuyên bạn nên dành một khoảng thời gian để làm bất cứ điều gì bạn muốn. Đọc, vẽ, nấu ăn, tập thể dục - bất cứ điều gì làm bạn vui. Không có công việc, không có trách nhiệm, không có suy nghĩ tiêu cực, sẽ không có điều gì khiến bạn khó chịu cả.

2. Kích thích dây thần kinh

Toni Bernhard gợi ý một phương pháp dựa trên nghiên cứu về sinh lý học vô cùng hiệu quả. Vuốt môi bằng ngón trỏ. Chuyển động này chạm vào các dây thần kinh nằm trên bề mặt môi, giúp kích thích hệ thần kinh giao cảm và giúp bạn bình tĩnh hơn.

1. Thử các phương pháp quen thuộc khác

Tất nhiên, ngoài những cách trên, còn có những cách kinh điển để loại bỏ căng thẳng cũng mang lại hiệu quả rất tốt.

Ví dụ: Deborah Serani, một nhà tâm lý học lâm sàng, là tác giả của cuốn sách Sống chung với Trầm cảm, cố gắng đáp ứng nhu cầu mà cơ thể của cô cần. Tôi sử dụng mọi thứ để chạm vào cảm xúc của chính mình. Ví dụ, tôi có thể ngồi trong xe và nghe nhạc jazz trên radio, vẽ, thư giãn trong bồn nước nóng hoặc thưởng thức một tách trà ngon.

Nhà trị liệu Joyce Marter sử dụng một phương pháp phổ biến hơn: để giúp não ngừng suy nghĩ, bạn phải làm một việc gì đó hữu ích. Ví dụ, thay đổi không gian làm việc, rửa chén, v.v. Nguyên tắc chính là những việc này giúp bạn chuyển hướng sự chú ý của bản thân, giúp bạn tạm quên đi những thứ khiến bạn căng thẳng.

Nhà tâm lý học Susan Newman cho rằng không có thuốc chống trầm cảm nào tốt hơn bạn bè của chúng ta. Còn bác sĩ Stephanie Sarkis gợi ý lựa chọn tập yoga, thể thao, hoặc chỉ nghỉ ngơi và ngủ.

Tóm lại: Rõ ràng những gợi ý trên chỉ là các lời khuyên giúp bạn đối phó với căng thẳng trong một thời gian ngắn bằng cách ngăn bạn suy nghĩ quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn có thể tạm thời gác lại những căng thẳng, áp lực của bản thân thì bạn sẽ thu nạp được nhiều năng lượng tích cực và tiếp tục vượt qua những khó khăn và thử thách mới. Hãy thử áp dụng nhé!

Viết bình luận