13 thói quen hàng ngày tưởng không hại mà hại không tưởng, #13 hầu như ai cũng dính

NamiSan 11/10/2019 13:47

MỤC LỤC [Hiện]

Dưới đây là danh sách các thói quen có vẻ vô hại nhưng thực sự gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe của chúng ta.

Nén cơn hắt hơi

Ảnh hưởng xấu tới: các hệ thống hô hấp, mạch máu, và não, và thậm chí thực quản.

Công dụng chính của hắt hơi là loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các hạt bụi. Khi bạn kìm hãm hắt hơi, bạn không thể loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Nhưng đó không phải là tất cả. Hãy tưởng tượng những gì có thể xảy ra nếu bạn cố gắng bắn trong khi nòng súng bị khóa? Điều tương tự cũng xảy ra bên trong mũi của bạn - toàn bộ sức nén và những vi khuẩn, vi rút, bụi…chuẩn bị được đẩy ra ngoài quay trở lại và có thể làm tổn thương thính giác, làm tăng huyết áp và thậm chí làm hỏng thực quản của bạn.

Xỉa răng bằng tăm

Ảnh hưởng xấu tới: lợi.

Các nha sĩ không khuyến khích dùng tăm xỉa răng. Chúng khá vô hại với men răng nhưng với nướu lại là câu chuyện khác. Hơn nữa, bạn hầu như không thể làm sạch miệng bằng tăm. Để giữ cho miệng sạch sẽ, hãy sử dụng chỉ nha khoa để bảo vệ răng nướu của bạn.

Nằm sấp

Ảnh hưởng xấu tới: đường hô hấp, tuần hoàn máu, tủy sống, và da mặt.

Rất nhiều bạn có thói quen nằm sấp khi ngủ vì cảm thấy thoải mái nhưng thói quen này cực kỳ có hại cho sức khỏe. Nằm ở tư thế này, việc hít thờ trở nên khó khăn hơn, cổ ở vị trí không tự nhiên, máu không lưu thông tốt, và các đốt sống cổ có thể bị vẹo. Bên cạnh đó, các bác sĩ cảnh báo rằng các nếp nhăn trên mặt xuất hiện sau khi nằm sấp sẽ ngày càng rõ nét và không bao giờ biến mất.

Cắn hạt

Ảnh hưởng xấu tới: răng và túi mật.

Hạt hướng dương rất ngon và có lợi cho sức khỏe, nhưng khi ăn, bạn nên dùng tay để tách hạt thay vì dùng răng. Các nha sĩ phát hiện ra những người dùng răng để cắn hạt hướng dương, hạt dưa hay những loại hạt khác đều có điểm chung là bệnh lý về răng. Những người có vấn đề về túi mật không nên ăn hạt hướng dương, và trong 100g hạt hướng dương chứa hơn 500 kcal, quá nhiều năng lượng đối với những người đang thừa cân.

Nhai vật cứng

Ảnh hưởng xấu tới: răng, nướu và miệng.

Những người có thói quen nhai bút, bút chì, kẹp giấy và các vật rắn khác thường có vấn đề về men răng rất lớn. Đây cũng là lý do tại sao bạn không nên cố gắng mở chai, nhai hạt, đá viên và kẹo mút bằng răng. Hơn thế nữa, bạn có thể bị nhiễm trùng hay rách lợi nếu cố thử.

Nhịn đi tiểu

Ảnh hưởng xấu tới: thận, hệ tiết niệu, và ruột.

Hồi tháng 6 năm 2018, một game thủ trẻ đến từ Vương quốc Anh đã phải nhập viện do chơi game suốt 8 tiếng liên tục. Ruột và bàng quang của nam thanh niên bị đầy hơi đến nỗi thoạt đầu các bác sĩ cho rằng anh bị khối u. Hầu như ai cũng biết không nên nhịn tiêu nhưng lý do mà bác sĩ đưa ra cho việc này đó là : nhịn tiểu có thể gây tổn thương cơ bắp dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu và táo bón.

Gội đầu bằng nước nóng

Ảnh hưởng xấu tới: các mạch máu não và da đầu.

Nếu bạn thích tắm gội nước nóng, đã đến lúc bạn ngừng làm việc đó. Thứ nhất, tắm gội bằng nước quá nóng có thể gây ra đau đầu và chóng mặt. Và thứ hai, nước nóng kích thích chức năng của tuyến bã nhờn trên da đầu khiến tóc nhanh bẩn hơn bình thường.

Sờ tay lên mặt và dụi mắt

Ảnh hưởng xấu tới: da và mắt.

Nếu bạn chạm tay vào mặt thường xuyên, bạn có thể bị nhiễm trùng da, kéo theo đó là hàng loạt các bệnh da liễu như mụn trứng cá, mụn rộp,...Nếu dụi mắt, bạn có thể bị viêm kết mạc - một bệnh truyền nhiễm thực sự khó chịu liên quan đến viêm, chảy nước mắt, nóng rát, và nhạy cảm với ánh sáng.

Nhai kẹo cao su thường xuyên

Ảnh hưởng xấu tới: dạ dày, răng, và trí nhớ ngắn hạn.

Nhai kẹo cao su quá thường xuyên có thể gây ra những hậu quả như sau:

Quá trình nhai kích thích sản xuất dịch vị. Vì vậy, đừng nhai kẹo cao su trước khi ăn bởi nó có thể dẫn đến viêm loét dạ dày.

Nhai kẹo cao su cũng có hại cho răng của bạn. Khi nhai kẹo nước bọt tiết ra nhiều hơn, axit trong nước bọt có thể ăn mòn men răng và gây sâu răng.

Nhai kẹo cao su cũng tác động không tốt đến bộ nhớ ngắn hạn. Mặc dù nhai kẹo cao su giúp cải thiện khả năng ghi nhớ và giúp tập trung vào các nhiệm vụ đòi hỏi phải quan sát lâu dài. Nhưng nó làm suy yếu bộ nhớ ngắn hạn, khiến bạn kém tập trung hơn.

Đọc sách khi nằm trên giường

Ảnh hưởng xấu tới: mắt, tủy sống, và da cổ.

Khi đọc sách trên giường, hãy làm theo các quy tắc sau:

Đừng để sách quá gần mắt.

Đừng cong lưng và đừng căng cổ.

Đừng đọc nằm nghiêng về phía bạn - khoảng cách đến cuốn sách sẽ liên tục thay đổi và đôi mắt của bạn sẽ phải làm nhiều việc hơn, nhanh mỏi hơn

Đừng để sách trên bụng của bạn và đọc - ảnh hướng xấu tới tủy sống.

Như bạn có thể thấy, không dễ để tuân theo tất cả các quy tắc này. Hơn nữa, hầu hết khi đọc sách ở tư thế nằm có thể tạo ra những nếp nhăn hằn sâu trên cổ, không thể xóa bỏ theo thời gian.

Liếm và thổi vào vết thương

Ảnh hưởng xấu tới: quá trình chữa bệnh.

Điều đầu tiên bạn làm khi bạn cắt vào ngón tay là gì? Thổi vào nó hay liếm nó? Các nhà khoa học từ Đại học Harvard đã phát hiện ra có hơn 600 loài vi khuẩn sống trong miệng của con người. Trong số các loại vi khuẩn này bao gồm cả staphylococci và streptococci. Máu đông trên vết thương là địa điểm hoàn hảo để hai loại vi khuẩn này sinh sống. Chính vì vậy, khi bị thương, bạn nên bôi thuốc đặc trị lên vết thương, nếu không vết thương sẽ rất lâu lành.

Thì thầm

Ảnh hưởng xấu tới: dây thanh âm và thanh quản.

Các nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà khoa học và cựu ca sĩ Robert Sataloff cho thấy hầu hết mọi người sẽ bị căng dây thanh quản khi thì thầm. Và có thể làm tăng nguy cơ tổn thương vi mô thanh quản. Với những người thường xuyên phải nói thì nó sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng với sức khỏe.

Sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh

Ảnh hưởng xấu tới: hậu môn và vệ sinh tổng thể.

Không chỉ là điện thoại mà báo hay sách cũng được đưa vào danh sách cấm. Nguyên nhân là do ngồi trong nhà vệ sinh hơn 5 phút làm tăng áp lực tĩnh mạch. Và một lý do nữa chúng ta không nên dùng điện thoại khi ở trong nhà vệ sinh bởi thiết bị này vốn đã chứa nhiều vi khuẩn, nay còn được đưa vào môi trường tương tự và trở thành dụng cụ lây lan vi khuẩn, khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn.

Sử dụng tăm bông ngoáy mũi

Mặc dù nhiều chuyên gia không khuyến khích bạn sử dụng tăm bông để ngoáy mũi, nhưng đôi khi sử dụng tăm bông vẫn tốt hơn là sử dụng ngón tay hoặc dung dịch.

Nếu bạn đã phẫu thuật nâng mũi, để làm sạch chất nhầy trong mũi chỉ có thể dùng tăm bông. Vì nếu xì mũi, bạn có thể bị chảy máu, hoặc tệ hơn là hỏng dáng mũi và phải làm lại.

Khi bạn cần rửa mũi bằng dung dịch nhưng không muốn chúng đi quá sâu vào mũi. Trong trường hợp này, chỉ cần ngâm một miếng bông gòn vào dung dịch và đưa vào trong.

Hãy cẩn thận: đưa tăm bông vào quá sâu trong mũi có thể dẫn đến chấn thương, vì vậy bất cứ khi nào bạn cần can thiệp sâu hơn, hãy nhờ tới chuyên gia.

Viết bình luận